Tổng hợp cấu trúc ngữ pháp tiếng anh cơ bản thường gặp

Tất tần tật kiến thức về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản. Bên cạnh 4 kỹ năng cơ bản đó là nghe, nói, đọc, viết thì cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cũng là một phần vô cùng quan trọng mà bất kỳ bạn học sinh nào cũng không thể bỏ qua. Nắm chắc được cấu trúc ngữ pháp chính là nền tảng để bạn tạo thành một câu và sử dụng trong các kĩ năng trên. Vậy khi học ngữ pháp tiếng Anh bạn cần học những gì? Vậy hãy để PATADO hướng dẫn cho các bạn chi tiết nhất.

Tham khảo thêm:

I, Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản nhất.

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh giúp các bạn hiểu được một câu được cấu thành bởi những thành phần nào và nguyên nhân tại sao lại sử dụng từ loại này mà không phải sử dụng từ loại khác, tại sao lại chọn từ này và cách sắp xếp của các từ loại trong câu như thế nào?

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản của 1 câu được chia thành 2 dạng chính đó là: Dạng đơn giản (câu rút gọn, câu đặc biệt hay câu ít các thành phần) và cấu trúc phức tạp ( như câu đa chủ vị, đa thành phần).

Cấu trúc 1: S + V

– Với cấu trúc này thì câu thường rất ngắn, chúng ta sẽ bắt gặp một số câu dạng chỉ có duy nhất một chủ ngữ và một động từ.

*Ví dụ: He is so hot.

             S   V

– Những động từ trong cấu trúc câu này sẽ thường là những nội động từ.

Cấu trúc 2: S + V + O

– Đây là cấu trúc thông dụng và rất hay gặp trong tiếng Anh.

*Ví dụ: She  loves  natural.

              S      V          O

– Trong cấu trúc này động từ được sử dụng thường là những ngoại động từ.

Cấu trúc 3: S + V + O + O

*Ví dụ: My father gave me a gift.

                  S           V     O    O

– Khi trong câu có 2 tân ngữ đi liền nhau (như ví dụ trên) thì sẽ có một tân ngữ được gọi là tân ngữ trực tiếp (là tân ngữ trực tiếp tiếp nhận hành động), và tân ngữ còn lại là tân ngữ gián tiếp (tân ngữ không trực tiếp tiếp nhận hành động)

Cấu trúc 4: S + V + C

*Ví dụ:  She looks beautiful.

               S      V       C

– Bổ ngữ có thể là một danh từ, một trạng từ hoặc một tính từ, chúng thường xuất hiện ngay sau động từ. Chúng ta sẽ thường gặp bổ ngữ khi đi sau các động từ như:

a) Bổ ngữ là các tính từ nó thường đứng sau các động từ nối (linking verbs):

*Ví Dụ:

S V (linking verbs) C (adjectives)
1. She feels/looks/ seems/ appears Tired/happy/beautiful…
2. It becomes/ gets Colder/hotter.
3. This food tastes/smells Delicious/great.
4. Your idea sounds good.
5. The number of students remains/stays unchanged.
6. He keeps calm.
7. My son grows older.
8. My dream has come true.
9. My daughter falls asleep.
10. I have gone mad.
11. The leaves has turned red.

 

b) Bổ ngữ là một danh từ đi sau các động từ nối (linking verbs)

*Ví dụ:

S V (linking verbs) C (nouns)
1. She looks like a baby
2. He has become a teacher
3. He seems to be a good man
4. She turns a quiet woman

 

c) Bổ ngữ là các danh từ chỉ thời gian, khoảng cách hay trọng lượng và thường gặp trong cấu trúc: V + (for) + N (thời gian, khoảng cách, trọng lượng)

Ví dụ

S V C (Nouns)
1. I walked (for) 15 miles.
2. He waited (for) 30 minutes.
3. She weighs 55 kilos
4. This book costs 20 dollars
5. The meeting lasted (for) 1 hour. 

 

5, Cấu trúc 5: S + V + O + C

*Ví dụ: She considers herself a singer.

             S          V           O            C

– Bổ ngữ (C) trong cấu trúc câu này là bổ ngữ của tân ngữ và nó thường được đứng sau tân ngữ.

II, Các thành phần cơ bản trong một câu tiếng Anh

1, Chủ ngữ: (Subject viết tắt là S)

– Trong cấu trúc cơ bản của tiếng Ang thì chủ ngữ trong câu thường là một danh từ, một cụm danh từ hay một đại từ (là người hoặc sự vật, sự việc) thực hiện một hành động (trong câu chủ động) hoặc bị tác động bởi hành động (trong câu bị động).

*Ví dụ: 

  • Phong plays football very well.
  • This book is very interesting.

2, Động từ: (Verb viết tắt là V)

– Là một từ hay một nhóm từ thể hiện hành động, trạng thái.

*Ví dụ: 

  • He runs very quickly. Động từ run => chỉ hành động
  • Dinasours disappeared millions years ago. Động từ disappeared (biến mất) chỉ trạng thái.

3, Tân ngữ (Object viết tắt là O)

– Thường là 1 danh từ/ cụm danh từ hoặc một đại từ chỉ người, sự vật / sự việc chịu sự tác động/ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của động từ trong câu.

*Ví dụ: I bought a new dress yesterday.

4, Bổ ngữ (Complement viết tắt là C)

– Bổ ngữ thường là một tính từ hoặc một danh từ, nó thường đi sau động từ nối (linking verbs) hoặc tân ngữ, được dùng để bổ nghĩa cho chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.

*Ví dụ: 

  • She is a dancer. 
  • He considers himself a K-pop star.

5, Tính từ (Adjective viết tắt là adj):

– Trong hầu hết các cấu trúc ngữ pháp thường sẽ có những tính từ đi kèm, tính từ là những từ dùng để miêu tả (về đặc điểm, tính chất, tính cách, … của người, sự vật hoặc sự việc nào đó),nó thường đứng ngay sau động từ “to be”, sau một số động từ nối, hay đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.

*Ví dụ: 

  • She is thin.
  • You looks happy.

6. Trạng từ (Adverb viết tắt là adv)

– Trạng từ là những từ chỉ cách thức xảy ra của một hành động, dùng để chỉ thời gian, địa điểm, mức độ hay tần suất của sự việc. Trạng từ có thể đứng đầu hoặc cuối câu, đứng trước hoặc ngay sau động từ để bổ nghĩa cho động từ đó, và đứng trước tính từ hoặc trạng từ khác để bổ nghĩa cho tính từ hoặc trạng từ đó.

*Ví dụ: 

  • My family live in the center city.
  • She studies French very well.

III, Các từ loại trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh

1. Danh từ (Noun)

Danh từ (Noun viết tắt là N): là từ loại được dùng để chỉ một người, một sự việc, một vật, một tình trạng hay một cảm xúc.

Có nhiều cách để phân loại danh từ trong một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách phân loại của danh từ theo mức độ cụ thể và trừu tượng của danh từ:

Danh từ cụ thể (concrete nouns)

Danh từ trừu tượng

 (abstract nouns)

Danh từ chung là những danh từ được sử dụng làm tên chung cho một loại như:
table, man, wall, tree,…
Danh từ riêng : cũng giống như tiếng Việt nó là tên riêng của người, địa danh…như Thanh Hóa, Hùng… Danh từ trừu tượng là các danh từ như: happiness (sự hạnh phúc), health (sức khỏe), beauty (vẻ đẹp)…

 

Vị trí trong câu:

– Làm chủ ngữ (S) cho một động từ (V), đây là vị trí thường sử dụng nhất.

Với vai trò làm chủ ngữ nên danh từ thường đứng đầu câu

  • Ví dụ:
    • I’m 24 year old
    • Lan is a teacher

– Làm tân ngữ trực tiếp cho một động từ: Với vai trò này, nó sẽ thường đứng ở cuối câu.

  • Ví dụ: She bought a car

– Làm tân ngữ gián tiếp cho một động từ: Với vai trò này, nó thường đứng ở cuối câu.

  • Ví dụ: Lan gave me a book.

– Làm tân ngữ cho một giới từ: Với vai trò này, nó có thể đứng ở cuối câu hoặc giữa câu.

  • Ví dụ: I will speak to your father about it

– Làm bổ ngữ chủ ngữ: Với vai trò này, nó sẽ đứng sau các động từ nối hay liên từ như to become, to be, to seem,…:

  • Ví dụ:
    • My father am a engineer
    • Joe Biden became a president one year ago
    • It seems the best solution for English writing skill

– Làm bổ ngữ tân ngữ :

Khi danh từ đó đứng sau một số động từ như to make, to elect, to call, to consider, to appoint, to name, to declare, to recognize.

2. Động từ (Verb)

Động từ (được viết tắt là V) là một thành phần bắt buộc phải có trong một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, nó là từ dùng để diễn tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Nó được dùng để mô tả một hành động, vận động của một người, một vật, hoặc sự vật nào đó.

  • Ví dụ: He kicked the ball.  

Trong đó: Kick là động từ (đá), mô tả cho hành động của chủ ngữ He

– Vị trí trong câu:

– Đứng sau chủ ngữ:

  • Ví dụ: He worked very hard. 

– Sau trạng từ chỉ tần suất nếu nó là động từ thường.

  • Ví dụ: I usually go to school in the morning. 

– Nếu là động từ “Tobe”, nó sẽ đứng sau động từ “Tobe”.

  • Ví dụ: It’s usually cold in winter. 

3. Tính từ 

Tính từ (viết tắt là Adj): là từ dùng để miêu tả các đặc tính của sự vật, hiện tượng, nó bổ trợ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ.

– Vị trí trong câu:

– Tính từ thường đứng trước danh từ: các tính từ đứng trước danh từ đều có thể đứng một mình mà không có danh từ kèm theo.

  • Ví dụ: This pen is great

Nhưng trong một số cấu trúc ngữ pháp đặc biệt có những tính từ luôn đi kèm với danh từ như former, main, latter.

IV, Tổng hợp tất cả các cấu trúc câu thường gặp nhất trong tiếng Anh

Sau đây, PATADO sẽ giới thiệu cho các bạn tất tần tật các cấu trúc tiếng Anh cơ bản thông dụng nhất, thường gặp trong giao tiếp cũng như các kỳ thi:

1, S + V + too + adj/adv + (for somebody) + to do something

 Cấu trúc ngữ pháp này để nói về việc “quá….để cho ai làm gì…”

  • Ví dụ: Lan ran too fast for me to follow. (Lan chạy quá nhanh để tôi theo kịp.)

2, S + V + so + adj/ adv + that + S + V

Cấu trúc này có nghĩa: “quá… đến nỗi mà…”

  • Ví dụ: My boss speaks so soft that we can’t hear anything. (Sếp tôi nói quá nhẹ nhàng đến nỗi mà chúng tôi chẳng nghe thấy gì cả.)

3, It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S + V

Cấu trúc này nghĩa là: “quá… đến nỗi mà…”

  • Ví dụ: It is such interesting books that we cannot ignore them at all. (Nó là cuốn sách thú vị đến nỗi mà chúng tôi không thể lờ chúng đi được.)

4, S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something

Cấu trúc này nghĩa là: “Đủ… cho ai đó làm gì…”

  • Ví dụ: Mary is old enough to get married. (Mary đã đủ tuổi để kết hôn.)

5, Have/ get + something + done (past participle)

Cấu trúc này nghĩa là: nhờ ai hoặc thuê ai làm gì…

  • Ví dụ: Trinh had my nails done yesterday. (Trinh đã làm móng hôm qua.)

6, It + be + time + S + V (2) hoặc It’s + time + for someone + to do something

Cấu trúc này nghĩa: đã đến lúc ai đó phải làm gì…

  • Ví dụ: It’s time for you to clean your house. (Đã đến lúc bạn phải dọn dẹp nhà rồi.)

7, It + takes/took + someone + thời gian + to do something

Cấu trúc này có nghĩa:  mất bao nhiêu thời gian… để làm gì

  • Ví dụ: It takes me 30 minutes to go to my company. (Tôi mất 30 phút để đi đến công ty.)

8, To prevent/stop + someone/something + from + V-ing

Cấu trúc này dùng để: ngăn cản ai/ cái gì… làm gì…

  • Ví dụ: Mr. John prevented the children from playing out here. (Mr. John ngăn cản bọn trẻ chơi ở đây.)

9, S + find+ it + adj to do something

Cấu trúc này nghĩa là: thấy … để làm gì…

  • Ví dụ: I find it very difficult to speak English with my manager. (Tôi thấy rất khó để nói Tiếng Anh với quản lý của tôi.)

10, To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing

Cấu trúc này sử dụng để nói về việc thích cái gì/làm gì hơn cái gì.

  • Ví dụ: I prefer singing to dancing. (Tôi thích hát hơn nhảy.)

11, Would rather (‘d rather) + V (0) + than + V (0): (thích làm gì hơn làm gì)

  • Ví dụ: She would rather cook than do the dishes. (Cô ấy thích nấu ăn hơn rửa bát.)

12, To be/get Used to + V-ing: (quen làm gì)

  • Ví dụ: I am used to going to school late. (Tôi đã quen với việc đi học muộn.)

13, Used to + V (0)

Cấu trúc này được sử dụng để nói về việc thường làm gì trong quá khứ và bây giờ không làm nữa.

  • Ví dụ: He used to smoke 1 pack of pills a day. (Anh ấy thường hút 1 bao thuốc một ngày.)

14, To be amazed at = to be surprised at + N/V-ing: dùng để diễn tả sự ngạc nhiên về…

  • Ví dụ: I was amazed at his new hair. (Tôi đã ngạc nhiên về kiểu tóc mới của anh ý.)

15, To be angry at + N/V-ing: dùng để diễn tả sự tức giận về…

  • Ví dụ: My mother was very angry at my sister bad behavior. (Mẹ tôi đã tức giận về những cách cư xử xấu của chị gái tôi.)

16, to be good at/ bad at + N/ V-ing: giỏi về…cái gì/ kém về…cái gì

  • Ví dụ: Jungkook is good at singing. (Jungkook giỏi hát.)

17, by chance = by accident (adv): tình cờ

Ví dụ: I met her in Thanh Hoa by chance last month. (Tôi đã tình cờ gặp cô ấy Thanh Hóa tháng trước.)

18, to be/get tired of + N/V-ing: dùng để diễn tả sự mệt mỏi về…cái gì/việc gì đó

  • Ví dụ: My older sister is tired of doing too much housework every day. (Chị gái tôi mệt mỏi về việc làm quá nhiều công việc nhà hàng ngày.)

19, can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing

Cấu trúc này được sử dụng để diễn tả việc không chịu nổi hay không nhịn được làm gì…

  • Ví dụ: Thao can’t stand laughing at her little dog. (Thảo không thể nhịn cười con chó nhỏ của cô ấy.)

20, to be keen on/ to be fond of + N/V-ing : dùng để diễn tả việc thích làm gì đó…

  • Ví dụ: Tom is fond of playing soccer. (Tom thích chơi đá bóng.)

21, to be interested in + N/V-ing: quan tâm/ chú ý đến…

  • Ví dụ: She is interested in completing her homework. (Cô ấy quan tâm đến việc hoàn thành bài tập về nhà.)

22, to waste + time/ money + V-ing

Cấu trúc này đưuọc sử dụng để nói về việc tốn tiền hoặc thời gian làm gì.

  • Ví dụ: Tuan always wastes time playing computer games each day. (Tuấn luôn tốn thời gian vào việc chơi điện tử mỗi ngày.)

23, To spend + amount of time/ money + V-ing

Cấu trúc này nói về việc dành bao nhiêu thời gian/ tiền bạc để làm gì.

  • Ví dụ:
    • My dad spend 2 hours reading books a day. (Bố tôi dành 2 tiếng để đọc sách mỗi ngày.)
    • I and my husband spent a lot of money traveling around the world last year. (Tôi và chồng đã dành rất nhiều tiền để đi du lịch vòng quanh thế giới vào năm ngoái.)

24, To spend + amount of time/ money (thời gian/tiền) + on + something

Cấu trúc ngữ pháp này được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp để nói về việc dành thời gian/ tiền bạc vào cái gì/việc gì…

  • Ví dụ:
    • I often spend 2 hours on my homework every day. (Tôi thường dành 2 tiếng vào việc làm bài tập về nhà mỗi ngày.)
    • Lily spent all of her money on clothes. (Lily đã dành tất cả tiền của cô ấy vào quần áo.)

25, to give up + V-ing/ N: dùng để nói về việc từ bỏ làm gì/ cái gì…

  • Ví dụ: You should give up playing game as soon as possible. (Bạn nên bỏ chơi điện tử càng sớm càng tốt.)

26, would like/ want/wish + to do something: dùng để diễn việc thích hay muốn làm gì…

  • Ví dụ: I would like to go to the cinema with my boy friend tonight. (Tôi thích đi tới rạp chiếu phim với bạn trai tôi vào tối nay.)

27, have + something + to + Verb: dùng để diễn tả việc có cái gì đó để làm

  • Ví dụ: We have many things to do today. (Chúng tôi có rất nhiều việc để làm ngày hôm nay.)

28, Have + to + verb: phải làm gì

  • Ví dụ: I have to answer my phone now. (Tôi phải trả lời điện thoại bây giờ)

29, It + be + something/ someone + that/ who: đó chính là…mà…

  • Ví dụ: It is Thai who got the best marks in my class. (Đó là chính là Thái người mà đạt điểm điểm cao nhất trong lớp của tôi.)

30, Had better + V(infinitive): được dùng khi nói về việc ai đó/cái gì nên làm gì…

  • Ví dụ: You had better go to see the dentist. (Bạn nên đi gặp bác sĩ nha khoa.)

31, hate/ like/ dislike/ enjoy/ avoid/ finish/ mind/ risk/ keep/ imagine/ postpone/ practice/ consider/ delay/ deny/ suggest/ fancy + V-ing

  • Ví dụ: I like speaking English every day. (Tôi thích nói tiếng Anh hàng ngày.)

32, It is + tính từ + (for sb) + to do st: thật….(cho ai đó)….làm gì

  • Ví dụ: It is easy for children to learn English. (thật dễ để bọn trẻ học tiếng Anh)

33, To be interested in + N / V_ing: dùng để diễn tả việc quan tâm/ thích cái gì / làm gì

  • Ví dụ: My younger brother is interested in reading books on history. (Em trai tôi thích đọc sách về lịch sử)

34, To be bored with: dùng để diễn tả việc chán làm cái gì

  • Ví dụ: I and my colleage are bored with doing the same things every day. (Tôi và đồng nghiệp chán ngày nào cũng làm những công việc lặp đi lặp lại)

35, It’s the first time sb have (has) + P2 + sth: cấu trúc ngữ pháp này rất hay được dùng trong thì hiện tại hoàn thành, dùng để nói về lần đầu tiên ai làm cái gì

  • Ví dụ: It’s the first time we have eaten this food. (Đây là lần đầu tiên chúng tôi ăn loại đồ ăn này)

36, enough + danh từ + to do st: đủ ….để làm gì

  • Ví dụ: She doesn’t have enough money to buy it. (Cô ấy không có tiền để mua nó)

37, Tính từ + enough + to do st: 

  • Ví dụ: I’m not rich enough to buy new house. (Tôi không đủ giàu để nhà mới)

38, too + tính từ + to do sth: dùng để diễn tả việc quá làm sao để làm cái gì

  • Ví dụ: I’m too old to study English (Tôi quá già để học tiếng Anh)

39, To want sb to do sth = To want to have sth + V2: dùng để diễn tả việc muốn ai làm gì = Muốn có cái gì được làm.

  • Ví dụ: My brother wants someone to buy him a new car. (Anh tôi muốn ai đó mua cho anh ấy một  chiếc xe hơi mới) = My brother wants to have a new car. (Anh tôi muốn có một  chiếc xe hơi mới)

40, It’s time sb did sth: dùng để diễn tả việc đã đến lúc ai phải làm gì

  • Ví dụ: It’s time I did my homework (Đã đến lúc tôi phải làm bài tập về nhà)

41, It’s not necessary for sb to do sth = Sb don’t need to do sth = doesn’t have to do sth: dùng để diễn tả ai đó không cần thiết phải làm gì 

  • Ví dụ: It is not necessary for him to do this exercise. (Anh ấy không cần phải làm bài tập này)

42, To look forward to V_ing: dùng để diễn tả sự mong chờ, mong đợi làm gì

  • Ví dụ: I are looking forward to going picnic. (tôi đang mong được đi dã ngoại)

43, To provide sb from V_ing: dùng để diễn tả cung cấp cho ai cái gì

  • Ví dụ: Can you provide me with some medical books? (Bạn có thể cung cấp cho tôi một số sách về y khoa không?)

44, To prevent sb from V_ing = To stop: Cản trở ai làm gì 

  • Ví dụ: The rain stopped us from climbing the moutain (Cơn mưa đã ngăn cản chúng tôi đi leo núi)

45, To fail to do sth: dùng để diễn tả việc không làm được cái gì / Thất bại trong việc làm cái gì đó.

  • Ví dụ: We failed to do this project. (Chúng tôi thất bại về dự án này)

46, To be succeed in V_ing: dùng để diễn tả sự thành công trong việc làm cái gì

  • Ví dụ: He was succeed in passing the final exam. (Anh ấy đã đỗ kỳ thi cuối kỳ này)

47, To borrow sth from sb: dùng để nói về việc mượn cái gì của ai

  • Ví dụ: Linh borrowed this book from me. (Lan đã mượn cuốn sách này từ tôi)

48, To lend sb sth: dùng để nói về việc cho ai mượn cái gì

  • Ví dụ: Can you lend me this pencil? (Bạn có thể cho tôi mượn cái bút chì này được không?)

49, To make sb do sth: dùng để diễn tả việc bắt ai đó làm gì

  • Ví dụ: The nurse made him take medicines. (Y tá bắt anh ấy uống thuốc)

50, S1 + be + so + tính từ + that + S2 + động từ = S + động từ + so + trạng từ: đến nỗi mà.. 

  • Ví dụ: 
    • This project is so difficult that no one can do it. (Dự án này khó đến mức mà không ai làm được)
    • She spoke so softly that I couldn’t hear her. (Cô ấy nói nhỏ đến mức mà tôi không thể nghe được cô ấy)

51, S1 + be + such + (tính từ) + danh từ + that + S2 + động từ.

  • Ví dụ: This project is such a difficult that no one can do it. (Dự án này khó đến mức mà không ai làm được)

52, It is (very) kind of sb to do sth: dùng để nói về việc ai thật tốt bụng / tử tế khi làm gì

  • Ví dụ: It is very kind of him to help the poor. (Anh ấy thật tử tế vì đã giúp người nghèo)

53, To find it + tính từ + to do sth : thấy …để làm

  • Ví dụ: They find it difficult to learn Vietnamese. (Họ thấy học tiếng Việt khó)

54, To make sure of sth: Đảm bảo về điều gì 

  • Ví dụ: The police has to make sure of that information. (Cảnh sát phải bảo đảm chắc chắn về thông tin đó)

55, It takes (sb) + thời gian + to do sth: dùng để nói về việc mất (của ai) bao nhiêu thời gian để làm  gì.

  • Ví dụ: It took me an hour to go the company. (Tôi mất một tiếng để tới công ty)

56, To spend + time / money + on sth = doing st: dùng để diễn tả việc dành thời gian/tiền bạc vào cái gì/ làm gì 

  • Ví dụ:  He spend a lot of time on using your phone. (Anh ấy dành nhiều thời gian để dùng điện thoại)

57, To have no idea of st = don’t know about sth: Không biết/ không có ý tưởng về cái gì

  • Ví dụ:  I have no idea of this story = I don’t know this story. (Tôi không biết từ câu chuyện này)

58, To advise sb to do st = not to do st: Khuyên ai đó làm gì = không làm gì

  • Ví dụ:   My grandparents advises me to study hard. (Ông bà khuyên tôi học chăm chỉ)

59, To plan to do sth = intend: nói về dự định/ kế hoạch làm gì 

  • Ví dụ: My company planned to go for a picnic. (Công ty tôi dự định đi dã ngoại)

60, To invite sb to do sth: dùng để mời ai đó làm gì

  • Ví dụ:    Bob invited me to go to the cinema. (Bob mời tôi đi xem phim)

61, To offer sb sth: dùng để mời hay đề nghị ai cái gì

  • Ví dụ: Thanh offered me a job in his company. (Thành mời tôi làm việc cho công ty của anh ta)

62, To rely on sb: dùng để nói về việc tin cậy, dựa dẫm vào ai

  • Ví dụ:  We can rely on them. (Chúng ta có thể tin vào họ)

63, To keep promise: Giữ lời hứa

  • Ví dụ: My husband always keeps promises. (Chồng tôi luôn giữ lời hứa.)

64, To be able to do sth = To be capable of + V_ing: dùng để diễn tả có khả năng làm gì

  • Ví dụ:   He is able to speak fluently English = He is capable of speaking fluently English (Anh ấy có thể nói tiếng Anh trôi chảy)

65, To be good at (+ V_ing) sth: Giỏi (làm) về cái gì 

  • Ví dụ: I’m good at Math. (Tôi giỏi Toán)

66, To prefer st to sth = doing sth to doing sth: Thích cái gì hơn cái gì = làm gì hơn làm gì

  • Ví dụ: We prefer going the beach to climbing the moutain. (Chúng tôi thích đi biển hơn leo núi)

67, To apologize for doing sth: dùng để xin lỗi ai vì đã làm gì

  • Ví dụ:  I want to apologize for losing your bool. (Tôi muốn xin lỗi vì đã làm mất quyển sách của bạn)

68, Had better do sth = not do sth: Nên làm gì = Không nên làm gì 

  • Ví dụ:      
    • You’d better eat healthy. (Bạn nên ăn uống lành mạnh)
    • Children had better not go out in evening. (Trẻ em không nên đi ra ngoài vào buổi tối)

69, Would rather do sth = not do sth: Thà làm gì = đừng làm gì

  • Ví dụ: I’d rather stay go to school. (Tôi thà đi học.)

70, Would rather sb did sth: dùng để diễn tả việc ai đó muốn ai làm gì

  • Ví dụ: My parents would rather us stayed at home today. (Bố mẹ muốn chúng tôi ở nhà tối nay)

71, To suggest sb (should) do sth: dùng để gợi ý ai làm gì

  • Ví dụ: He suggested me (should) buy this car. (Anh ấy gợi ý tôi nên mua cái xe này.)

72, To suggest doing sth: dùng để gợi ý làm gì 

  • Ví dụ: I suggested buying this computer. (Tôi đã gợi ý việc mua chiếc máy tính này.)

73, Try to do: Cố để làm gì

  • Ví dụ: My son tried to learn hard. (Con trai tôi đã cố học chăm chỉ)

74, Try doing sth: Thử làm cái gì

  • Ví dụ: My sister tried cooking this food. (Chị gái tôi đã thử nấu món ăn này)

75, To need to do sth: Cần để làm gì

  • Ví dụ: Everyone need to work harder. (Mọi người cần làm việc tích cực hơn)

76, To need doing: Cần làm gì…

  • Ví dụ: This mobiphone needs repairing. (Chiếc điện thoại này cần được sửa)

77, To remember doing: dùng để diễn tả việc nhớ đã làm gì

  • Ví dụ: I remember taking my key. (Tôi nhớ là đã cầm chìa khóa rồi)

78, To remember to do: Nhớ để làm cái gì

  • Ví dụ: Remember to wash your hand after going to the toilet. (Hãy nhớ rửa tay sau khi đi vệ sinh)

79, To be busy doing sth: dùng để diễn tả việc bận rộn làm gì

  • Ví dụ: We are busy preparing for new project. (Chúng tôi đang bận rộn chuẩn bị cho dự án mới)

80, To mind doing sth: phiền khi làm cái gì

  • Ví dụ: Do/Would you mind tuning off TV for me? (Bạn có phiền khi tắt Ti vi giúp tôi không?)

V, Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thông dụng

Khi đã có các từ, biết được cấu trúc ngữ pháp tiếng anh cơ bản của một thì bạn cần biết cách để tạo thành một câu đúng là như thế nào? Hãy học ngay những mẫu câu, những mẫu cấu trúc ngữ pháp thông dụng, thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày dưới đây trong tiếng Anh.

1, Câu so sánh

Được dùng để đối chiếu, so sánh các sự vật, hiện tượng nhằm nhấn mạnh một mệnh đề. Các dạng câu so sánh phổ biến thường gặp là:

a) So sánh ngang bằng. 

Ví dụ: 

  • Long is as tall as I am
  • My younger sister has the same height as me.

b) So sánh hơn: 

Ví dụ: 

  • Long is taller than me
  • Today is warmer than yesterday
  • This car is more beautiful than that one.

c) So sánh hơn nhất: 

Ví dụ: 

  • Mai is the shortest in my class
  • Lisa is the most beautiful singer I’ve met.
Ngữ pháp tiếng anh - Cấu trúc câu So Sánh

Ngữ pháp tiếng anh – Cấu trúc câu So Sánh

2, Câu điều kiện

Câu điều kiện là một cấu trúc ngữ pháp đặc biệt với sự kết hợp của 2 mệnh đề đó là mệnh đề điều kiện (mệnh đề chứa if) và mệnh đề kết quả (mệnh đề còn lại không chứa If). Câu điều kiện được sử dụng khi muốn diễn tả một giả thuyết, một hành động, sự việc nào đó chỉ có thể xảy ra nếu mệnh đề điều kiện xảy ra. Các loại câu điều kiện cơ bản trong tiếng Anh gồm:

a) Câu điều kiện loại 0: Dùng để diễn tả sự thật hiển nhiên hay một thói quen

Cấu trúc: If + S + V(s,es), S+ V(s,es) / câu mệnh lệnh

Ví dụ:

  • If we are thirsty, we drink water
  • My little baby cries loudly if she is hungry

b) Câu điều kiện loại 1: Nói về một giả thiết có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

Cấu trúc: If + S + V(s,es), S + Will / Can / shall…… + V

Ví dụ:

  • If my boss gives me another chance, I will make an effort again
  • If you are sick, I will make you some soup

c) Câu điều kiện loại 2:dùng để diễn tả một điều không có thật ở hiện tại

Cấu trúc: If + S + V2/ Ved, S + Would/ Could/ Should…+ V

Ví dụ:

  • If I were you, I would come to the hospital to check.
  • If I were him, I wouldn’t lend Tien money

d) Câu điều kiện loại 3: dùng để diễn tả sự thật không xảy ra trong quá khứ

Cấu trúc: If + S + Had + V(3), S + Would/Could…+ have + V(3)

Ví dụ: If I had known that my grandparents were coming to my house, I would not have gone out

e) Câu điều kiện kết hợp:

Cấu trúc:

+) If + S + Had + V(3), S + Would/Could… + V

+) If + S + V(2), S + Would/Could + have + V(3)

Ví dụ:

  • If she had gotten up late, she would go to work late  
  • I would have bought that car if I were you

3, Câu trực tiếp, gián tiếp

a) Câu trực tiếp là câu được sử dụng tường thuật lại nguyên văn lời của người nói. Trong văn viết, câu trực tiếp sẽ được để trong dấu ngoặc kép.

  • Ví dụ: My mom said: “I will visit you”

b) Câu gián tiếp là câu được sử dụng khi bạn muốn tường thuật lại một phát ngôn hoặc một lời nói trực tiếp của ai đó. 

  • Ví dụ: My mom said that she would visit me

* Quy tắc chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp dễ dàng:

Trong tiếng Anh, khi muốn chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, các bạn cần phải: Lùi thì, đổi ngôi, đổi tân ngữ và đổi trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn. Đây cũng là một trong những cấu trúc ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh nên các bạn cần chú ý nhiều hơn.

4, Câu bị động

Câu bị động là câu được dùng khi người ta muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thì của động từ ở câu bị động phải giống với thì của động từ ở câu chủ động.

Ngữ pháp tiếng anh - Câu bị động

Ngữ pháp tiếng anh – Câu bị động

* Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động.

Nhìn chung, để chuyển đổi câu từ chủ động sang câu bị động, các bạn có thể được thực hiện qua các bước sau:

+ Bước 1: Xác định tân ngữ (O) trong câu chủ động và đưa về đầu làm chủ ngữ (S) trong câu bị động.

+ Bước 2: Xác định thì của câu chủ động thông qua dạng thức của động từ chính (V) trong câu.

+ Bước 3: Chuyển đổi động từ về dạng bị động “tobe + V3” theo thì của câu gốc

+ Bước 4: Chuyển đổi chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ trong câu bị động, đưa về cuối câu và thêm “by” phía trước. Nhưng nếu chủ ngữ trong câu chủ động là they, people, everyone, someone, anyone thì ta có thể lược bỏ chúng trong câu bị động.

*Note: Nếu trong câu chủ động có 2 tân ngữ, thì khi muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào ta sẽ đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ trong câu bị động nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động sẽ là tân ngữ gián tiếp

* Công thức chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.

Thì Chủ động Bị động
Hiện tại đơn S + V(s/es) + O S + am/is/are + V3
Hiện tại tiếp diễn S + am/is/are + V-ing + O S + am/is/are + being + V3
Hiện tại hoàn thành S + have/has + V3 + O S + have/has + been + V3
Quá khứ đơn S + V(ed/Ps) + O S + was/were + V3
Quá khứ tiếp diễn S + was/were + V-ing + O S + was/were + being + V3
Quá khứ hoàn thành S + had + V3+ O S + had + been + V3
Tương lai đơn S + will + V-infi + O S + will + be + V3
Tương lai hoàn thành S + will + have + V3+ O S + will + have + been + V3
Tương lai gần S + am/is/are going to + V-infi + O S + am/is/are going to + be + V3
Động từ khuyết thiếu S + ĐTKT + V-infi + O S + ĐTKT + be + V3

 

Chú ý: Đây là một cấu trúc ngữ pháp rất thường hay gặp trong các bài kiểm tra, bài thi, do đó các bạn cần chú trọng nhiều hơn về phần kiến thức này để tránh mất điểm trong bài thi của mình.

Ví dụ:

– I water this trees every morning.

➤ This tree is watered by me every morning.

– Mai invited Hung to her birthday party last night.

➤ Hung was invented to Mai’s birthday party last night

– My mother is preparing the lunch in the kitchen.

➤ The lunch is being prepared (by my mother) in the kitchen.

5, Câu điều ước

Câu điều ước là một cấu trúc ngữ pháp vô cùng quen thuộc, thể hiện sự mong muốn, mong ước về một việc, một hành động nào đó sẽ xảy ra hoặc không xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Dấu hiệu nhận biết của loại câu này đó là trong câu thường có Wish hoặc If only.

Có 3 loại câu điều ước phổ biến thường gặp đó là:

a) Câu điều ước ở hiện tại:

+) S + wish(es) + (that) + S + (not) + V-ed

+) If only + (that) + S + (not) + V-ed

*Ví dụ: 

  • I wish I can fly likes a bird
  • If only my parents were here

b) Câu điều ước ở quá khứ: 

+) S + wish(es) + (that) + S + had (not) + V3

+) If only + (that) + S + had (not) + V3

*Ví dụ:

  • I wishes I hadn’t completed my homework last night
  • If only I hadn’t lost my wallet and passport

c) Câu điều ước ở tương lai: 

+) S + wish(es) + (that) + S + would/could (not) + V

+) If only + S + would/could  (not) + V (phụ thuộc vào thì của câu)

*Ví dụ:

  • I wishes I would win the competition the next week.
  • If only tomorrow would be fine 

VI, Các thì cơ bản trong tiếng Anh

Các thì cơ bản trong tiếng Anh là kiến thức căn bản nhất mà bất kỳ người học tiếng Anh nào cũng phải học. Việc nắm vững cấu trúc, cách sử dụng và cách chia động từ của các thì sẽ hỗ trợ cho các bạn rất nhiều trong phần speaking (nói) và phần writing (viết). Có tất cả 12 thì tiếng Anh cơ bản, các bạn có thể học và ghi nhớ theo trục thời gian sau nhé:

Số lượng thì cũng khá nhiều, nhưng việc học và nắm vững cấu trúc ngữ pháp cũng như cách sử dụng của các thì này cũng không hề khó nếu các bạn tìm được cách học phù hợp. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về cấu trúc, cách sử dụng và mẹo học các thì trong tiếng Anh trong các bài viết trước mà PATADO đã chia sẻ.

Ngữ pháp tiếng anh - các thì cơ bản trong tiếng anh

Ngữ pháp tiếng anh – các thì cơ bản trong tiếng anh

VII, Cách học ngữ pháp tiếng Anh dễ dàng hiệu quả

1, Học có mục đích rõ ràng

Học hay bất kể làm điều gì dù là nhỏ nhất bạn cũng cần có mục đích. Với việc học kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cũng vậy, ngay cả người bản ngữ cũng khó lòng mà học hết khối kiến thức khổng lồ đó, nên để thành công bạn cần phải biết chọn lọc ra đâu là mục tiêu của mình và biết chọn lựa kiến thức phù hợp.

Viết ra một danh sách mục tiêu hành động rõ ràng bằng cách trả lời các câu hỏi như:

  • Bạn sẽ làm gì nếu nắm vững được lượng kiến thức ngữ pháp này?
  • Nếu học tốt hơn, bạn sẽ trở thành người như thế nào?
  • Bạn chắc sẽ hoàn thành kế hoạch trong bao lâu, 6 tháng,  9 tháng hay 1 năm?
  • Cần phải loại bỏ những điều không cần thiết khỏi cuộc sống của bạn để tập trung vào việc học nhiều hơn?

Với một vài câu hỏi trên, hãy trả lời một cách chi tiết và dán bảng mục tiêu ấy lên góc học tập của mình. Điều này sẽ tạo động lực rất lớn cho bạn mỗi khi gặp khó khăn và muốn bỏ cuộc.

Cách học ngữ pháp tiếng anh

Cách học ngữ pháp tiếng anh

2. Chia mục tiêu học tập thành từng phần nhỏ

Mục tiêu lớn là điều đương nhiên phải có và để thực hiện được mục tiêu lớn đó, bạn cần chia nó ra các mục tiêu nhỏ, nhỏ hơn.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn làm trong một công ty liên doanh với người nước ngoài, thì không chỉ  dừng lại ở phần cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, bạn còn phải đi trau dồi song song cả kỹ năng giao tiếp. Muốn làm được điều này, hãy chia cung thời gian của mình sao cho hợp lý và khoa học hơn.

Ví dụ:

Mục tiêu: Phải nghe, nắm được tất cả những thông tin trong một cuộc giao tiếp cơ bản hàng ngày.

Kế hoạch:

  • Mỗi ngày luyện nghe 30 phút.
  • Thường xuyên tham gia giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài
  • Đảm bảo việc tự học và tự tạo môi trường tiếng Anh xung quanh mình

3. Học tập trung vào từng khối ngữ pháp liên quan

Nói không với việc học lan man, hãy tập trung vào chủ đề mà mình quan tâm, đây là cách học sáng suốt nhất nếu bạn muốn tiến tới đích nhanh hơn.

Điều này sẽ giúp các bạn có thể tự học và tự thực hành nhiều nhất bởi đó là những thứ bạn bắt buộc và ép mình phải biết. Và chỉ đến khi bạn đã nhuần nhuyễn phần kiến thức đó, có thể dạy cho người khác được mới chuyển sang học nội dung khác.

4. Kết hợp học mới và ôn luyện lại một cách đều đặn 

Chỉ cần dành 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tập trung ôn luyện và học nội dung mới đều đặn là bạn đã có thể tiếp thu rất nhanh, đạt được mục tiêu đúng kế hoạch.

Nhưng sự kiên trì bền bỉ này lại ít ai có thể theo kịp bởi vì chúng ta luôn bị mắc phải những cám dỗ thú vị hơn như lướt facebook, xem quần áo,…

Thay đổi được thói quen này càng sớm thì bạn sẽ càng thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều ngày đó. Hãy thử làm một trong những phương pháp sau:

  • Nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh
  • Đọc sách
  • Luyện viết
  • Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh

VIII, Bài tập ngữ pháp tiếng anh cơ bản

Tổng hợp bài tập cấu trúc ngữ pháp tiếng anh cơ bản để các bạn tham khảo, nắm được những kiến thức Patado chia sẻ trên.

Bài 1, Xác định các thành phần trong các câu dưới đây

Câu 1: Linda want to try the desserts that I mentioned earlier

Câu 2: Amanda hates driving in heavy traffic on the way to work

Câu 3: Mai failed the final exam because she didn’t make any preparation for it.

Câu 4, Although Anna was very tired, she still went to the store to buy a birthday cake for her friend

Câu 5: When my parents came home, I was cooking dinner.

Câu 6: Due to a rainy weather forecast, today’s BTS Concert, scheduled for 9.30 a.m, has been cancelled.

Câu 7: As I mentioned in our phone call, the convention center has a lot of interesting new events next months.

Câu 8: Chris sat down to read the newspaper

Câu 9: The house that Mary and Johny lived in when they were young was purchased last month

Câu 10: What she told him surprised him a lot

*Đáp án: (Màu đỏ là Chủ ngữ, màu xanh là động từ, màu vàng là tân ngữ, màu xám là thông tin liên quan)

Bài tập ngữ pháp tiếng anh cơ bản

Bài tập ngữ pháp tiếng anh cơ bản

Bài 2, Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1, Today is my grandparent’s golden wedding anniversary. They …. married for 60 years.

  1. have been
  2. has been
  3. was
  4. will be

Câu 2, Hung ….. in the office at the moment.

  1. has work
  2. is working
  3. has been working
  4. works

Câu 3, Linh ……. very frightened when she saw spiders.

  1. feeling
  2. felt
  3. was felt
  4. feels

Câu 4, Where ….. next holiday summer?

  1. will you go
  2. are you going
  3. do you go
  4. are you going to go

Câu 5, How long ….. they studied here?

  1. are
  2. did
  3. do
  4. have

Câu 6, After their guests ……, they sat down to dinner.

  1. arrived
  2. arrive
  3. were arriving
  4. have arrived

Câu 7, Trang and I…… each other since we were in primary school.

  1. know
  2. knew
  3. have known
  4. has known

Câu 8, …. you at home last morning?

  1. Did
  2. Were
  3. Have
  4. Are

Câu 9, What … to do when they graduate?

  1. are they going
  2. are going
  3. they are going
  4. are they go

Câu 10, The books and the dictionary….. on the bookshelf.

  1. were
  2. are
  3. is
  4. have been

Câu 11, ……. both of you ready for the exam?

  1. is
  2. are
  3. have
  4. do

Câu 12, Ngoc …… here since I came here.

  1. lives
  2. lived
  3. is living
  4. has lived

Câu 13, Nam …. a lot important inventions in the future.

  1. has
  2. will have
  3. had
  4. has had

Câu 14, It was really kind …. you to help homeless people.

  1. to
  2. for
  3. of
  4. on

Câu 15, Romeo and Juliet is a play ……… William Shakespeare.

  1. in
  2. by
  3. on
  4. from

Câu 16, “Can I ask him something?” “Not now, he……. his report.”

  1. is writing
  2. write
  3. will write
  4. wrote

Câu 17, Please go out …. .lunch.

  1. in
  2. for
  3. to
  4. with

Câu 18, You must be responsible ……… your job.

  1. in
  2. from
  3. for
  4. at

Câu 19, They arrived …….. the station 10 minutes late.

  1. on
  2. to
  3. at
  4. in

Câu 20, His success ……. passing the final exam made his parents very happy.

  1. in
  2. with
  3. up
  4. to

*Đáp án bài 2:

1, A 2, B 3, B 4, B 5, D 6, A 7, C 8, B 9, A 10, B
11, B 12, D 13, B 14, C 15, B 16, A 17, B 18, C 19, C 20, A

 

Bài 3, Đặt câu hỏi cho phần gạch chân

Câu 1, She was born in 1980

=> 

Câu 2, .My father was born in Thanh Hoa

=> 

Câu 3, His address is 3 Dong Da street

=> 

Câu 4, It’s very hot in Ha Noi in July

=> 

Câu 5, It takes two hours to ride to Hai Duong by motorbike

=> 

Câu 6, Linh goes to school by bus

=> 

Câu 7, Dat speaks English fluently

=> 

Câu 8, Laura has learnt Vietnamese for 6 months

=> 

Câu 9, Jessica was absent from school because she felt sick

=> 

Câu 10, The turtle is in the lake

=> 

*Đáp án bài 3:

1, When was she born?

2, Where was your father born?

3, What is his address?

4, How is the weather in Ha Noi in July?

5, How long does it take to ride to Hai Duong by motorbike?

6, How does Linh go to school?

7, How does Dat speak English?

8, How long has Laura learnt Vietnamese ?

9, Why was Jessica absent from school ?

10, Where is the turtle?

PATADO mong rằng bài viết về tổng hợp ngữ pháp tiếng anh này sẽ hữu ích cho những ai đang học Tiếng Anh. Việc áp dụng những cấu trúc ngữ pháp tiếng anh cơ bản này sẽ giúp bạn có thể ẵm trọn điểm viết trong các kỳ thi dễ dàng.

Mỗi ngày, hãy cố gắng dành ra vài phút để chiêm nghiệm và lặp đi lặp lại các ví dụ của những cấu trúc ngữ pháp tiếng anh này, như thế sẽ giúp bạn ghi nhớ và có thể sử dụng chúng một cách thành thạo.

5/5 - (7 bình chọn)
BÀI TRƯỚC
BÀI SAU

Facebook Comments

    Đăng ký nhận lộ trình học
    ngay hôm nay