Luyện thi IELTS Writing

BÍ KÍP LÀM BÀI IELTS WRITING TASK 2 DẠNG BÀI Argumentative/Agree or Disagree Essay (OPINION ESSAY)

Phần thi IELTS Writing luôn là phần thử thách lớn nhất đối với thí sinh khi tham gia kì thi IELTS. Bài thi này đòi hỏi bạn có kĩ năng phân loại dạng bài và triển khai bài viết sao cho chặt chẽ và hợp lý nhất. Nếu không có sự chuẩn bị trước và rèn luyện thì thực sự đó là rắc rối rất lớn đối với bạn. Trong bài viết này PATADO sẽ cung cấp những kiến thức hữu dụng để bạn có một bài viết mạch lạc và có gắn kết. Từ đó bạn hoàn toàn có thể tự tin trinh phục phần viết Task 2 dạng Agree or disagree essay này nhé.

Xem thêm:

“ Ielts là gì- tất tần tật mọi thông tin cần biết về bài thi IELTS”

“Cách viết bài IELTS writing task 2 dạng Advantages and Disadvantages Essay”

 

1. TỔNG QUAN CẤU TRÚC BÀI VIẾT IELTS WRITING TASK 2

Phần thi Writing gồm 2 phần Task 1 và Task 2, với thời gian làm bài là 60 phút. PATADO khuyên bạn nên dành 15-20 phút cho Task 1 với độ dài trên 150 từ40 phút cho Task 2 với độ dài trên 250 từ. 

1.1 Các dạng bài thi phần IELTS Writing Task 2

Không giống với Task 1 (Academic) Trong Task 2 phần Writing sẽ yêu cầu thí sinh đưa ra ý kiến và thảo luận về chủ đề liên quan đến những vấn đề trong xã hội hoặc các vấn đề cá nhân gặp trong cuộc sống thường ngày. Trong Task 2 bạn có thể gặp các dạng sau đây:

  • Argumentative/Agree or Disagree Essay (Opinion essay)
  • Discussion Essay.
  • Advantages and Disadvantages Essay.
  • Causes and Effects/Causes and Solutions/Problems and Solutions Essay.
  • Two-Part Question Essay.

Xem thêm đầy đủ “ Các dạng bài IELTS WRITING TASK 2”

Các dạng bài thi phần IELTS Writing Task 2

1.2 Yêu cầu chung của phần thi IELTS Writing Task 2

Bài luận của bạn nên có độ dài tối thiểu là 250 chữ. Trong Task 2 bạn sẽ phải viết bài luận để trình bày ý kiến, đánh giá cấc điểm mạnh/điểm yếu, trình bày vấn đề, phương án giải quyết… cho những nội dung cụ thể

Kỹ năng bạn cần thể hiện được ở Task 2 đó là:

– Kỹ năng đưa ra các thông tin cơ bản và thực tế từ đề bài.

– Kỹ năng phán đoán, phân tích vấn đề từ đó đưa ra các phương án giải quyết.

– Kỹ năng diễn đạt để triển khai các lập luật một cách logic và mạch lạc

2. GIỚI THIỆU DẠNG BÀI Argumentative/Opinion/Agree or Disagree Essay (OPINION ESSAY)

Dạng bài Agree or Disagree là đề bài yêu cầu bạn đưa ra quan điểm sau khi đã cung cấp cho bạn một nhận định hay ý kiến trái chiều nào đó, cũng có thể là các lập luận, lý do hay thông tin giải thích. Dạng nay thường chia thành hai kiểu: 

  1. Hỏi về ý kiến của bạn có đồng ý hay không và mức độ đồng ý/không đồng ý đến đâu.
  2. Hỏi trực tiếp về ý kiến đồng ý/ phản đối với giọng điệu dứt khoát như cách hỏi câu hỏi Yes/No.
  • Dấu hiệu nhận biết

Với dạng bài (opinion essay) Agree/Disagree. Câu hỏi thường có 2 phần, phần 1 là luận điểm, quan điểm đối với một vấn đề cụ thể và phần 2 là phần câu hỏi, thường có dạng như sau:

– What is your opinion?

– Do you agree or disagree?

– To what extent or disagree?

Thì đó là dạng bài (Opinion essay) Agree/Disagree

Dạng bài Agree or Disagree

Ví dụ:

  1. Some people think that it is better to live in the countryside than in the city. To what extent do you agree or disagree with this point?
  2. Some people say that getting a university degree is not the only way to get success in life. Do you agree or disagree?

Xem thêm: Cách viết bài IELTS writing task 2 dạng causes and Effects/Causes and Solutions/Problems and Solutions Essay

 

3. HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT IELTS WRITING DẠNG AGREE OR DISAGREE

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT IELTS WRITING DẠNG AGREE OR DISAGREE

3.1 Cách phân tích và triển khai ý cho dạng Agree or Disagree

Cấu trúc của một bài viết sẽ như sau:

Phần 1: Mở bài

Trong phần mở bài giống như các dạng bài trong phần thi IELTS Writing task 2, các bạn sẽ phải hoàn thành được những bước sau:

Bước 1: Nêu lại ý kiến, luận điểm ở phần 1 của đề bài.
Bước 2: Đưa ra quan điểm của bạn (Đồng ý/ Không đồng ý/ Trung lập)
Phần 2: Thân bài:

Thân bài bạn triển khai thành 2 phần nhỏ, phần thân bài 1 bạn làm rõ ý của vấn đề tranh luận ở đề bài và đưa ra các luận điểm, ví dụ để bổ trợ ý kiến đó. 

Phần thân bài 2: Bạn bắt đầu đưa ý kiến cá nhân vào dựa trên những tiêu chí đã nêu để làm rõ ý kiến của vấn đề tranh luận ở đề bài ở phần Thân bài 1.

Tùy thuộc vào quan điểm của bạn đối với vấn đề tranh luận, bạn sẽ có các cách triển khai bài khác nhau:
Đồng ý hoàn toàn: Thân bài 1: Bạn đưa ra các ý kiến về lợi ích khi theo quan điểm đã nêu; Thân bài 2: Bạn các điểm tiêu cực để làm nổi bật các lợi ích đã nêu trước đó theo quan điểm cá nhân.

Không đồng ý hoàn toàn: Thân bài 1: Bạn nêu các ý kiến phản đối và giải thích lý do phản đối; Thân bài 2: Bạn đưa ra quan điểm cá nhân và chứng minh, giải thích lý do trên các mặt lợi ích theo ý kiến của bạn mạnh hơn các ý kiến phản đối đã nêu.
Trung lập: Thân bài 1: Bạn nêu các lợi ích và sự ảnh hưởng của các mặt lợi ích đó đối với vấn đề bàn luận; Thân Bài 2 bạn nêu quan điểm của bản thân về các mặt lợi ích đó và giải thích lý do các mặt vấn đề nên cân bằng các yếu tố về lợi ích đã nêu trên.

Khi viết các đoạn thân bài, các bạn cần đưa ra các luận điểm rõ ràng, mạch lạc và có tính logic bằng các phương thức (Đưa ví dụ, Thành ngữ, trích dẫn số liệu thực tế…) để bài viết có tính thuyết phục và thuận lợi cho việc triển khai các luận điểm của bản thân.

Phần 3. Kết bài
Trong phần Kết bài bạn sẽ hoàn thành 2 phần:
– Khẳng định lại quan điểm của bản thân.

– Tóm tắt lại các luận điểm đã triển khai. Nói ngắn gọn về quan điểm đã nêu.
Như vậy là bạn đã viết xong một bài writing task 2 rồi đó.

3.2 Một số tip mách nhỏ

– Bạn nên triển khai bài luận theo hướng ủng hộ quan điểm của đề bài vì hướng ủng hộ luôn phải chiếm ưu thế hơn so với việc phản đối hay hướng ủng hộ ít hơn

– Bạn cũng không nên triển khai bài luận theo hướng quá thiên hoàn toàn về một bên. Do bản thân vấn đề nêu ra đã thường gây ra việc tranh cãi và việc bạn triển khai bài luận quá đơn giản theo một hướng sẽ không giúp ích cho bài viết của bạn được điểm cao.

– Bạn nên có cụm từ thể hiện sự phản đối luận điểm của phần Mở bài hoặc phần Kết bài thì lập luận của bạn sẽ có tính thuyết phục hơn.

Ví dụ:

Phần Mở bài: Luôn có sự tranh luận về ảnh hưởng, tác động của việc sử dụng túi nilon. Tôi không phủ nhận tính hữu dụng của túi nilon, Nhưng tôi cũng nhận thấy rằng ở một mức độ nào đó túi nilon đang gây ra những vấn đề về môi trường và việc tái chế túi nilon vẫn ngoài khả năng của chúng ta.

Phần Kết bài: Tôi thừa nhận là túi nilon thực sự hữu dụng và là một tính đột phá trong vật liệu do con người tạo ra. Tuy nhiên, tôi có suy nghĩ rằng mặt có hại của việc sử dụng nilon nhiều hơn là có lợi. 

Sử dụng từ mở đầu

Để bài viết được đánh giá cao bạn không nên để nhưng từ FOR, NOR, YET, AND, BUT, OR, SO ở đầu câu trong các bài viết học thuật. bạn hoàn toàn có thể thay thế những từ trên bằng các cụm từ sau:

FOR = It stands to the reason that…

NOR = There is little likelihood that…

YET = However, Nevertheless

AND = In addition, Moreover, Furthermore, Additionally

BUT = However, Nevertheless

OR = In addition, Moreover, Furthermore, Additionally

SO = “In addition”, “Moreover”, “Furthermore”, “Additionally”

Cách lấy ví dụ

Bạn có thể dùng một số mẫu sau để đưa ra ví dụ hợp lý nhé

– (mệnh đề); for example,…

– The most prime/principle example of this matter may be that…

– Nothing is more obvious than the example of…

4. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP KHI VIẾT BÀI

PATADO nhận thấy đây là một phần rất hữu ích cho các bạn vì các lỗi sắp được nêu ra được tổng hợp trong quá trình chấm và dạy writing của chúng mình. Hãy cùng PATADO tìm hiểu và ghi nhớ để tránh mắc những lỗi không đáng có trong bài viết của mình nhé. 

Lỗi thường gặp khi viết bài writing

Thì của động từ : Trong Task 2 writing đề bài thường về những vấn đề, quan điểm đang diễn ra trong cuộc sống gây ra tranh cãi và bạn cần đưa ra ý kiến, giải pháp của bản thân. Vì vậy, chúng ta rất ít và hầu như không dùng thì quá khứ đơn vì các hành động hay sự việc đã sảy ra trong quá khứ sẽ không liên quan nhiều đến việc quan điểm của bạn ở hiện tại.

Các bạn nên dùng các thì sau trong bài viết, có thể Hiện tại đơn, Hiện tại tiếp diễn, Tương lại đơn để trình bày quan điểm của mình.

Xem thêm : “Các thì của động từ trong ngữ pháp Tiếng anh”

Bố cục của bài viết

Một bài viết chuẩn và cơ bản phải có ít nhất 3 phần:

Mở bài, Thân bài và Kết luận

Sử dụng ngôi thứ

Để bài viết có tính khách quan và có tính học thuật các bạn không nên chỉ dùng ngôi thứ nhất “I” trong cả bài viết của mình điều đó làm cho người đọc cảm thấy thông tin là một chiều thiếu tính đại chúng. Bạn hoàn toàn có thể thay bằng các cụm từ như: “It is supposed that”, “It might be claimed that”.

Tham khảo thêm : 

“Cách viết bài IELTS writing task 2 dạng causes and Effects/Causes and Solutions/Problems and Solutions Essay”

5. BÀI MẪU DẠNG BÀI IELTS WRITING AGREE OR DISAGREE ESSAY

Dưới đây là bài mẫu để bạn tham khảo nhé:

Bài tập mẫu

Vừa rồi là bài viết chia sẻ Cách làm IELTS WRITING TASK 2 từ tổng quan đến hướng dẫn chi tiết cách viết bài Writing dạng bài Agree or Disagree. PATADO hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp lộ trình chinh phục IELTS của các bạn nhanh chóng đạt được nhiều thành công. Để tham khảo thêm nhiều bài viết, tài liệu bổ ích mời bạn đọc truy cập ngay website của Patado

Chúc các bạn ôn thi vui vẻ!

Rate this post
BÀI TRƯỚC
BÀI SAU

Facebook Comments

    Đăng ký nhận lộ trình học
    ngay hôm nay