Tin tức tiếng Anh

Cách hiệu quả giúp trẻ vượt qua nỗi sợ học Tiếng Anh

Dạy con học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ là mong muốn của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ em hình thành tâm lý không hứng thú học tiếng Anh, thậm chí sợ nói tiếng Anh. Nguyên nhân do đâu và làm sao giúp trẻ vượt qua những rào cản này?

Bí quyết dạy con học Tiếng Anh tại nhà hiệu quả 2021

Phương pháp dạy con học Tiếng Anh hứng khởi

1. Nguyên nhân trẻ sợ học tiếng Anh 

Trẻ sợ học tiếng Anh không phải là điều hiếm gặp và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cha mẹ, giáo viên cần nắm rõ nguyên nhân để có phương pháp khắc phục phù hợp.

1.1. Bỡ ngỡ khi học ngôn ngữ mới

Không giống như tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ và không được sử dụng thường xuyên. Vì vậy, trẻ nhỏ khi tiếp xúc với ngoại ngữ mới sẽ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ và gặp khó khăn trong quá trình tiếp nhận kiến thức. 

Vì vậy, khi bé lần đầu tiếp xúc với ngoại ngữ, cha mẹ nên có định hướng dạy con học tiếng Anh một cách dẫn dắt, hướng dẫn tận tình để bé có thể tập làm quen. Phụ huynh không nên bắt con học một cách dồn dập, gượng ép sẽ càng làm trẻ cảm thấy chán nản và sợ học. 

1.2. Không thể ghi nhớ từ vựng

Tình trạng không thể ghi nhớ từ vựng hoặc chỉ ghi nhớ một thời gian rồi lại quên rất thường gặp ở độ tuổi thiếu nhi. Nguyên nhân của trường hợp này là do bé không được dạy phương pháp học tiếng Anh phù hợp. Đa phần các bé chỉ học thụ động qua việc ghi chép và học thuộc khiến não bộ không lưu trữ thông tin lâu.

1.3. Gặp khó khăn để nghe hiểu tiếng Anh 

dạy con học tiếng anh

Bé không thể nghe, không thể hiểu giáo viên, bạn bè đang nói gì lâu dần sẽ hình thành tâm lý chán học và thậm chí sợ tiếng Anh. Nguyên nhân của việc này đến từ khả năng phát âm tiếng Anh không chuẩn khiến bé không thể hình dung cách đọc chính xác của các từ vựng tiếng Anh.

1.4. Không thấy hứng thú khi học tiếng Anh 

Điều này xuất phát từ những sai lầm khi dạy con học tiếng Anh. Nhiều phụ huynh hoặc giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ nhưng lại quá quan trọng về từ vựng, ngữ pháp và cho trẻ học nặng về giáo trình khiến bé thấy nhàm chán, lâu dần mất đi hứng thú và cảm thấy không muốn đến lớp. 

1.5. Rụt rè khi giao tiếp

Đây là hệ quả xuất phát từ việc bé không thể ghi nhớ từ vựng, khả năng nghe và phát âm tiếng Anh kém. Từ đó, trẻ có tâm lý do dự, không dám nói vì sợ sẽ nói sai hoặc giao tiếp nhưng không ai hiểu. 

1.6. Không duy trì được việc học tiếng Anh

Học tiếng Anh đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực để đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng duy trì được động lực cho bản thân, đặc biệt ở độ tuổi thiếu nhi không thể tự kiểm soát cảm xúc. Vì vậy, nhiều đứa bé sau thời gian học không được động viên hoặc được chỉ dạy theo phương pháp đúng đắn đã trở nên chán nản với ngôn ngữ này. 

2. Những phương pháp dạy con học tiếng Anh giúp trẻ thoát khỏi nỗi sợ hãi

2.1. Tìm phương pháp học phù hợp với từng đứa trẻ

Mỗi đứa trẻ có tính cách, sở thích khác nhau nên phương pháp dạy con học tiếng Anh hiệu quả sẽ phụ thuộc nhiều vào bản chất của từng đứa bé. Cha mẹ hãy quan sát cách học, tiếp thu của con để tìm ra phương pháp phù hợp và dành thời gian cùng bé thực hành các kỹ năng nghe, nói, phát âm. Nếu phụ huynh cảm thấy khó khăn trong việc đồng hành cùng bé thì có thể liên hệ đến các trung tâm để nhờ giúp đỡ. 

2.2. Tạo các hoạt động bổ trợ thú vị

Để cải thiện khả năng ghi nhớ từ vựng của bé, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp học tiếng Anh hiện đại như: tranh ảnh, video, trò chơi, âm nhạc để kích thích não bộ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bộ não sẽ ghi nhớ thông tin qua hình ảnh, âm thanh tốt hơn so với việc học thuộc lòng trên mặt giấy. 

Bên cạnh đó, các bậc phụ  huynh cũng có thể tổ chức hoạt động vẽ tranh, lego hoặc trò chơi vận động nhằm tạo môi trường học vui vẻ, sôi động, kích thích tinh thần học tập của bé. Việc được vừa học vừa chơi sẽ giúp bé dễ dàng tư duy và vượt qua nỗi sợ học tiếng Anh. 

2.3. Không đặt nặng ngữ pháp

dạy con học tiếng anh

Trẻ em không phải là độ tuổi để chú trọng vào ngữ pháp mà các em hoàn toàn có thể học sau này. Khi còn nhỏ, mục tiêu dạy tiếng Anh cho bé là để nói được và có phát âm chuẩn. Sau đó, khi đã nghe nói tốt, việc học ngữ pháp qua sách vở là việc rất dễ dàng. 

Nhiều phụ huynh vì e ngại ngữ pháp khó nên đã cho con học từ sớm và việc ép trẻ học thuộc công thức, làm bài tập thông qua sách vở vô hình đã tạo sự nhàm chán cho bé. Vì vậy, đừng nên bắt trẻ ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp mà hãy dạy trẻ học các cuộc hội thoại tự nhiên để tự tin hơn khi giao tiếp. 

2.4. Cho trẻ tiếp xúc với người bản xứ

Nhiều bạn nhỏ hiện nay dù chỉ mới 3-5 tuổi nhưng đã có khả năng nói tiếng Anh tốt, tư duy phản xạ khi trả lời nhanh chóng. Điều này một phần đến từ việc tiếp xúc với tiếng Anh sớm. Phụ huynh nên cho bé theo học các lớp tiếng Anh có sự tham gia giảng dạy của người bản xứ để trẻ cảm thụ âm thanh và nhanh chóng ghi nhớ việc phát âm chuẩn.

Bên cạnh đó, cha mẹ ở nhà hãy thường xuyên bật chương trình, video tiếng Anh dù cho trẻ không chú ý lắng nghe sẽ giúp đôi tai hấp thụ âm thanh ngay cả khi bộ não không để ý. Nếu có thể, hãy thường xuyên nói tiếng Anh với trẻ ở nhà để tạo môi trường học tập tự nhiên cho bé. 

2.5. Không nên trách phạt con trẻ

Tâm lý chung của mọi đứa trẻ là sợ bị mắng, sợ bị chê cười và không ít phụ huynh khi con học chưa nhớ từ vựng hoặc nói sai một câu gì đó liền lập tức quở trách. Điều này lâu dần sẽ tạo nên sự e dè, tâm lý sợ hãi khiến bé không dám nói tiếng Anh, đặc biệt là ở nơi đông người. 

Vì vậy, phụ huynh và giáo viên nên động viên, có những phần thưởng khích lệ cho trẻ trong quá trình học tập và nhắc nhở lỗi sai một cách nhẹ nhàng. Bạn cần cho trẻ biết rằng mắc lỗi là điều bình thường và ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm và đó là cách chúng ta học hỏi thêm điều mới trong cuộc sống. Đừng nên trách móc bé bởi việc trách mắng trong giai đoạn này chỉ khiến các bé tổn thương và cảm thấy nhàm chán với việc học tiếng Anh.

2.6. Luyện tập hằng ngày theo cách ít áp lực nhất 

Hãy luôn động viên trẻ nói tiếng Anh dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và đừng khiến trẻ bị áp lực, bối rối khi nói tiếng Anh bị ngắt quãng hoặc không trôi chảy. Cha mẹ và giáo viên hãy khuyến khích trẻ nói và trả lời theo những gì bé biết mà không quan trọng số lượng từ vựng hoặc độ dài ngắn. 

Bên cạnh đó, đừng nên ngắt lời khi bé đang nói tiếng Anh dù có sai sót. Việc ngắt quãng và sửa lỗi giữa chừng có thể khiến trẻ mất đi tự tin và khó có thể nói trôi chảy ở những lần sau. Phụ huynh cũng nên tạo những câu chuyện hoặc tình huống nhằm kích thích việc nói tiếng Anh của bé như: hỏi về những thứ xuất hiện khi đi đường, những món ăn yêu thích của bé…

Việc dạy con học tiếng Anh sao cho giúp bé tự tin khi giao tiếp và vượt qua những nỗi sợ hãi là điều quan trọng mà không phải ai cũng nắm rõ phương pháp. Vì vậy, phụ huynh có thể tha khảo khóa học Patado Kid với sự giảng dạy 1-1 từ các giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm cùng phương pháp giảng dạy hiện đại sẽ giúp tạo hứng khởi và kết quả học tập tốt cho các bé.

Rate this post
BÀI TRƯỚC
BÀI SAU

Facebook Comments

    Đăng ký nhận lộ trình học
    ngay hôm nay