Vocab & Grammar

Câu phủ định tiếng anh là gì | cách dùng, cấu trúc, ví dụ minh họa

Khi chúng ta bàn luận về bất kỳ một chủ đề nào, chắc hẳn sẽ có những phản hồi hai chiều, có người thì đồng tình nhưng cũng có người phản đối. Đó là lí do tại sao trong ngữ pháp cũng luôn luôn có 2 dạng câu là câu khẳng định và câu phủ định. Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về câu khẳng định, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp về dạng câu tiếp theo “Câu phủ định” trong tiếng Anh trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm:

1. Câu phủ định trong tiếng Anh là gì

Câu phủ định trong tiếng Anh được gọi là Negative sentences: đây là loại câu được dùng để bộc lộ, thể hiện, nêu ra quan điểm ý kiến về một điều gì đó là sai hoặc không đúng với sự thật của nó.

Ví dụ:

He is not (isn’t) a bad guy. (Anh ấy không phải là một người xấu)

They do not (don’t) come this party (Họ đã không đến bữa tiệc đó).

2. Cách tạo lên một câu phủ định trong tiếng Anh

– Thông thường, ta chỉ cần thêm từ “not” vào trong một câu khẳng định là đã tạo ra một câu phủ định (thêm “not” sau động từ Tobe, trợ động từ hay động từ khuyết thiếu trong câu).

Ví dụ:

+ I want to become a scientist. (Tôi muốn trở thành một nhà khoa học)

I do not (don’t) want to become a scientist. (Tôi không muốn trở thành một nhà khoa học).

+ He is a good boyfriend (Anh ấy là một người bạn trai tốt).

He is not (isn’t) a good boyfriend. (Anh ấy là một người bạn trai không tốt).

+ She can speak fluently three languages. (Cô ấy có thể nói trôi chảy 3 thứ tiếng).

She can not (cann’t) speak fluently three languages(Cô ấy không thể nói trôi chảy 3 thứ tiếng).

– Ta có thể sử dụng các từ có nghĩa phủ định như: No, no one, nothing, never, nobody, neither…

Ví dụ: I have never been here (Tôi chưa từng ở đây).

– Sử dụng các tiền tố như : un, de, dis hoặc các hậu tố như less:

Ví dụ: This air conditioner is useless, because it broke down all the time (Cái điều hòa này rất vô dụng, vì nó hỏng suốt).

– Sử dụng các trạng từ mang nghĩa phủ định như: Rarely, hardly, little, seldom, barely…

Ví dụ: I barely watch this film. (Tôi hầu như chẳng xem phim đó).

3. Cấu trúc của câu phủ định trong tiếng Anh

a, Cấu trúc câu với động từ Tobe

Cấu trúc chung: S + Tobe + not + Object/Noun…

Trong đó: Tobe được chia theo thì của câu: Am/Is/Are/ + not hoặc Was/Were not.

Ví dụ:

+ She is not a student (cô ấy không phải học sinh).

+ We were not there when the accident happened (chúng tôi không có ở đó khi vụ tai nạn xảy ra).

b, Cấu trúc câu với động từ thường

– Đối với các thì đơn:

+ Thì hiện tại đơn:

S + do/does + not + V(0) + Object…

+ Thì quá khứ đơn:

S + did + not + V(0) + Object…

+ Thì tương lai đơn:

S + will + not + V(0) + Object…

– Đối với các thì tiếp diễn:

+ Thì hiện tại tiếp diễn:

S + Tobe (am/is/are) + not + V(ing) + Object…

+ Thì quá khứ tiếp diễn:

S + Tobe (was/were) + not + V(ing) + Object…

+ Thì tương lai tiếp diễn:

S + will + not + be + V(ing) + Object…

– Đối với các thì hoàn thành:

+ Thì hiện tại hoàn thành:

S + Have/has + not + V(3) + …

+ Thì quá khứ hoàn thành:

S + Had + not + V(3) + …

+ Thì tương lai hoàn thành:

S + will + not + have + V(3) + …

 

c, Cấu trúc câu phủ định với động từ khiếm khuyết/khuyết thiếu.

Cấu trúc: S + động từ khiếm khuyết/khuyết thiếu + not + V(bare) + Object

Trong đó:

+ Động từ khiếm khuyết / khuyết thiếu có thể là can, could, shall, should, may, might….

+ V(bare) là động từ được chia theo thì của câu.

d, Cấu trúc câu phủ định với câu bắt đầu bằng V(ing), V(ed) và To V(0).

Đối với những câu được bắt đầu bằng V(ing), V(ed) hay To + V(0), thì khi ở dạng phủ định ta sẽ thêm “NOT” ở đầu câu.

Ví dụ:

+ Not cooked in the oven, this dish is bad (Không được nấu trong lò nướng, món ăn này rất tệ).

+ Not asking for anything, I left with empty hands (Không đòi hỏi bất cứ một thứ gì, Tôi đã rời đi với 2 bàn tay trắng) .

+ Not to bring the umbrela is stupid (không mang theo ô thật là một điều ngu ngốc).

(Tuy nhiên một số ít người vẫn đặt “Not” sau “To”).

e, Cấu trúc câu phủ định trong tiếng Anh với câu mệnh lệnh

Với dạng câu này ta sẽ thêm “Not” sau trợ động từ “Do”.

Ví dụ: Don’t tell Linh about this story. (Đừng kể với Linh về chuyện này).

4. Các loại câu phủ định tiếng Anh thường gặp

Trong tiếng Anh, câu phủ định thường có khá nhiều dạng đi cùng với đó là các quy tắc cấu tạo khác nhau. Để có thể hình dung rõ ràng, cụ thể hơn, hãy cùng theo dõi kiến thức dưới đây nhé.

a, Dạng câu phủ định với từ Not

Với dạng câu này ta thêm “not” vào đằng sau động từ “tobe” hoặc trợ động từ. Còn đối với các câu mà không sử dụng động từ “tobe” hoặc không có trợ động từ thì ta phải dùng dạng thức thích hợp của do/ does/ did trong câu để thay thế.

Ví dụ:

– He is a good engineer -> He isn’t a good engineer.

Anh ta là một kỹ sư giỏi -> Anh ta không phải là một kỹ sư giỏi.

– My daughter washed her bike -> My daughter didn’t wash her bike.

Con gái tôi đã rửa chiếc xe đạp của nó -> Con gái tôi không chịu rửa chiếc xe đạp của nó.

– Thanh likes playing games with his brother -> Thanh doesn’t like playing games with his brother.

Thành thích chơi điện tử cùng với anh trai của anh ấy -> Thành không thích chơi điện tử cùng với anh trai của anh ấy.

– They likes me -> They don’t like me.

Họ thích tôi -> Họ không thích tôi.

b, Dạng câu phủ định khi sử dụng cấu trúc Any / No

Đây là một trong những dạng câu phủ định được sử dụng khá nhiều trong các câu nói giao tiếp hàng ngày và nó nhằm nhấn mạnh ý nghĩa nội dung của câu phủ định dành cho câu đó.

Cách chuyển: Ta sẽ dùng cấu trúc “any/no” + danh từ trong câu phủ định thay thế cho “Some” trong câu khẳng định

Ví dụ:

– There is some drink in the fridge -> There isn’t any drink in the fridge

Có một nước trong tủ lạnh -> Không còn một ít nước nào trong tủ lạnh.

– There is some candy on the table -> There isn’t any candy on the table.

Có một ít kẹo trên bàn -> Không có một ít kẹo nào trên bàn cả.

c, Dạng câu phủ định song song

Đây được coi là một trong những dạng câu phủ định khá quan trọng trong tiếng Anh. Nếu trong bài luận, bạn sử dụng dạng cấu trúc này thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục được những giám khảo khó tính nhất. Ngoài ra, dạng câu này còn rất hữu ích trong ứng xử giao tiếp.

Cấu trúc:

Mệnh đề phủ định 1, even /much less/still less + Noun/ V (ở hiện tại đơn) ( Đã không …chứ đừng nói đến…/ Không…mà càng lại không …)

Ví dụ:

– They don’t want to see me, much less like me.(Họ không muốn nhìn tôi, chứ đừng nói đến thích tôi).

– I don’t remember name this song, even learn by heart it. (Tôi còn không nhớ nổi tên bài hát này, chứ đừng nói đến chuyện học thuộc).

– We don’t like singing, still less dancing.(Chúng tôi không thích hát, chứ đừng nói đến nhảy).

d, Dạng câu phủ định đi kèm với so sánh

Ngoài các dạng câu phủ định được nêu trên, trong tiếng Anh còn có 1 dạng câu phủ định khá đặc biệt thể hiện tính chất nội dung tuyệt đối, sự bày tỏ mạnh mẽ nhất đó là dạng câu phủ định đi kèm với so sánh.

Cấu trúc: Mệnh đề phủ định + so sánh hơn (more/ less) = so sánh tuyệt đối

Ví dụ:

– You don’t talk anymore.

(Bạn đừng nói thêm gì nữa).

e, Dạng câu phủ định có dùng kèm với các trạng từ chỉ tần suất

Trạng từ chỉ tần suất mang ý nghĩa phủ định “không, hầu như không”, thường được dùng trong câu phủ định trong tiếng Anh.

Các trạng từ như Hardly, scarcely, barely = almost not at all/ almost nothing = hầu như không.

Hardly ever, rarely , seldom = almost never = hầu như không bao giờ.

Ví dụ:

– Mary rarely ever goes to school late (Mary hầu như không tới trường muộn)

-He hardly does exercise everyday so he can’t keep fit.(Anh ấy hầu như không luyện tập thể dục hằng ngày vì thế anh ấy không thể giữ dáng được).

– My son scarcely told me his secrets.(Con trai của tôi hầu như không kể với tôi về bí mật của nó).

f, Dạng câu phủ định với No matter…

Cấu trúc: No matter + who/what/ where /how/which/when + S + V (ở thì hiện tại): Dù có… đi chăng nữa… thì

Trong đó : No matter who = whoever.

No matter what = whatever

Ví dụ:

– No matter who she is, I still love her.(Dù cô ấy là ai đi chăng nữa thì tôi vẫn yêu cô ấy.)

– No matter how urgly this dress is, I still like it.(Dù chiếc váy này có xấu như thế nào đi chăng nữa thì tôi vẫn thích).

– No matter where I am, they will find me.(Dù tôi có ở đâu đi chăng nữa, thì họ cũng sẽ tìm ra.)

g, Dạng câu phủ định với Not… at all

Cụm từ “ Not … at all” (không chút nào cả) thường đứng cuối câu để tạo thành một câu phủ định trong tiếng Anh.

Ví dụ:

– This apartment is not beautifull at all.(Căn hộ này không đẹp chút nào cả.)

h, Dạng câu phủ định với “Some/Any”.

–  Ta đặt Any đứng trước danh từ làm vị ngữ để nhấn mạnh trong câu phủ định. Bên cạnh đó ta có thể dùng cụm từ No + Noun (danh từ) hoặc A Single + Noun (danh từ) số ít.

– Dùng Any/No + N hoặc A Single + N (số ít) trong câu phủ định thay cho Some trong câu khẳng định.

Ví dụ: We have some cake => We have any cake

i, Cấu trúc câu phủ định với những động từ đặc biệt

 Với những động từ như: Think, Believe, Suppose, Imagine + (that) + clause.

khi chuyển sang dạng phủ định thì sẽ phải để dạng phủ định ở động từ đó chứ không để ở mệnh đề sau, tức là:

S + Trợ từ + not + V (Think, Believe, Suppose, Imagine) + that + clause.

Ví dụ:

– I believe Tuan will love me soon -> I don’t believe Tuan will love me soon.

Tôi tin Tuấn sẽ yêu tôi sớm thôi -> Tôi không tin Tuấn sẽ yêu tôi sớm đâu.

– We think you have to call his immediately -> We don’t think you have to call his immediately.

Chúng tôi nghĩ bạn phải gọi cho anh ta ngay lập tức -> Chúng tôi không nghĩ bạn phải gọi cho anh ta ngay lập tức.

Bài tập về câu phủ định trong tiếng anh

Bài 1. Viết lại những câu sau ở dạng phủ định.

  1. We watched football matches with our father yesterday.
  2. I like playing basketball in my free time.
  3. It is a boring film.
  4. She cleans her room everyday.
  5. I and my sister usually ride our bike every weekend.
  6. Trang takes nice photos.
  7. I turn on the radio.
  8. He will buy a new car next month.
  9. He is late for school.
  10. They gave many gifts to the children in our village.
  11. We always use a laptop in the company.
  12. My neighbors are friendly and kind.
  13. School finishes at 4 o’clock pm.
  14. Thao lives near me.
  15. I used to like Pop music.
  16. Lily usually does her homework before dinner.
  17. My brother and I played badminton on Sartuday afternoon.
  18. Yen is a singer.
  19. My teacher has taught music at HB school.
  20. He played tennis after school.

*Đáp án:

  1. We didn’t watch football matches with our father yesterday.
  2. I don’t like playing basketball in my free time.
  3. It isn’t a boring film.
  4. She doesn’t clean her room everyday.
  5. I and my sister don’t usually ride our bike every weekend.
  6. Trang doesn’t take nice photos.
  7. I don’t turn on the radio.
  8. He will not buy a new car next month.
  9. He isn’t late for school.
  10. They didn’t give many gifts to the children in our village.
  11. We don’t always use a laptop in the company.
  12. My neighbors aren’t friendly and kind.
  13. School doesn’t finishes at 4 o’clock pm.
  14. Thao doesn’t live near me.
  15. I didn’t use to like Pop music.
  16. Lily doesn’t usually do her homework before dinner.
  17. My brother and I didn’t play badminton on Sartuday afternoon.
  18. Yen isn’t a singer.
  19. My teacher hasn’t taught music at HB school.
  20. He didn’t play tennis after school.
5/5 - (1 bình chọn)
BÀI TRƯỚC
BÀI SAU

Facebook Comments

    Đăng ký nhận lộ trình học
    ngay hôm nay