Câu đồng tình trong tiếng anh | cấu trúc neither nor, either or, too so

Cặp cấu trúc câu đồng tình: “too/so và either or / neither nor” được sử dụng thường xuyên trong ngữ pháp tiếng Anh. Tuy nhiên nhiều người gặp khó khăn và nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Vậy nên trong bài viết này, Patado sẽ giúp bạn tìm hiểu và nhận biết rõ ràng các dấu hiệu để dùng cấu trúc này cho thật chuẩn xác nhé.

Tham khảo thêm:

1. Phân biệt giữa too/so và either or/neither nor

Theo đó, có 2 loại câu đồng tình trong ngữ pháp tiếng Anh lần lượt là câu khẳng định và phủ định. 

  • Với câu đồng tình khẳng định thể hiện sự đồng ý, thổ lộ sự đồng tình cho một câu khẳng định đã được nói ra trước đó. Với loại câu này, chúng ta dùng “too” hoặc “so”.
  • Với câu đồng tình phủ định thể hiện sự đồng ý, đồng tình cho câu phủ định được nói ra ở trước đó. Với dạng câu này, chúng ta sử dụng “either” hoặc “neither”.

too so và either or neither nor

2. Câu đồng tình thể khẳng định too/so

Cặp too/so chỉ sử dụng cho câu văn mang ý nghĩa khẳng định. Khi trường hợp chúng ta nhắc lại câu nói giống như ai đó đã nói trước đó thì bạn sẽ dùng too/so.

2.1. Cách dùng, công thức cấu trúc too

Thông thường, “too” sẽ nằm ở cuối mỗi câu và sau dấu phẩy. Mặt khác, nhiều người sẽ sử dụng động từ ở dạng đặc biệt (trợ động từ, động từ dạng khiếm khuyết) để câu ngắn gọn hơn.

Cấu trúc “too”:

  • Subject + Auxiliary Verbs (trợ động từ), too. (Sử dụng động từ thường nếu như câu khẳng định cho trước)
  • Subject + to be, too. (Sử dụng động từ “to be” nếu như câu khẳng định cho trước)

Ví dụ:

  • A: I can speak Korean.
  • B: I can speak Korean, too. (thực tế: I can, too)

2.2. Cách dùng, công thức cấu trúc so

Thường thì “so” sẽ nằm đầu mỗi câu, đứng trước chủ ngữ và đi liền sau “so” sẽ là trợ động từ.

Cấu trúc “so”:

  • So + Auxiliary Verbs (trợ động từ)  + Subject. (Sử dụng động từ thường nếu như câu khẳng định cho trước)
  • So + động từ to be + Subject. (Sử dụng động từ “to be” nếu như câu khẳng định cho trước)
  • So + Verb (động từ đặc biệt) + Subject.

Ví dụ:

  • A: I can sing English songs.
  • B: So can I.

Thêm vào đó, nếu trong câu sử dụng động từ thường. Chúng ta dùng trợ động từ “do” hay “does” sao cho thích hợp.

Ví dụ:

  • A: I drink tea.
  • B: So do I.
  • A: I go to office by motorbike.
  • B: So does John.

2.3. Bài tập ngữ pháp tiếng Anh: Câu đồng tình khẳng định “too/so”

too so và either or neither nor

3. Câu đồng tình thể phủ định either or/neither nor

3.1. Cách dùng, công thức cấu trúc either or

Cấu trúc “either or” được dùng khi đưa ra chọn lựa giữa hai khả năng có thể sẽ xảy ra cùng lúc với hai đối tượng khi nói đến. Chúng ta có thể hiểu theo nghĩa là “hoặc yếu tố này…hoặc yếu tố kia”.

Cấu trúc “either or”:

  • Either + noun/pronoun + or + noun/pronoun

Ví dụ:

  • Either Tom or John will be there.

3.2. Cách dùng, công thức cấu trúc neither nor

Cấu trúc neither nor sẽ có nghĩa tương đương với “Not…either or”. Dạng câu này sẽ mang nghĩa là “không…cũng không” và được dùng khi bạn muốn phủ định cùng lúc hai đối tượng được nói tới.

Cấu trúc “neither nor”:

  • Neither + noun/pronoun + nor + noun/pronoun

Ví dụ:

  • John speaks neither French nor Italian.

3.3. Bài tập ngữ pháp tiếng Anh: Câu đồng tình phủ định “either or/neither nor”

Đó là những kiến thức xoay quanh ngữ pháp tiếng Anh câu đồng tình mà Patado giới thiệu đến bạn đọc. Nếu như các bạn vẫn còn thắc mắc về dạng câu này. Có thể trải nghiệm những khóa học tại Trung tâm Anh ngữ Patado để củng cố lại ngữ pháp và tự tin hơn với vốn tiếng Anh của bản thân nhé. Không có việc gì khó chỉ sợ chúng ta chưa đủ kiên trì và cố gắng mỗi ngày. Chúc bạn thuận lợi và thành công trong quá trình học Anh ngữ của bản thân.

3/5 - (2 bình chọn)
BÀI TRƯỚC
BÀI SAU

Facebook Comments

    Đăng ký nhận lộ trình học
    ngay hôm nay