IELTS WRITING – Hướng dẫn viết các dạng bài IELTS Writing Task 1 đầy đủ nhất 2020
Ielts writing task 1 là phần dễ hơn trong cả phần thi ielts writing. Dạng bài của IELTS writing task 1 chỉ gói gọn trong một vài dạng nhất định và mỗi dạng đều có phương pháp làm bài riêng. Chỉ cần nắm được những phương pháp này thì thí sinh hoàn toàn có thể xử lý tốt dù gặp đề bài IELTS writing task 1 đi chăng nữa. Bài viết này Patado sẽ hướng dẫn cụ thể cách làm từng làm dạng bài IELTS writing task 1.
Xem thêm:
IELTS là gì? – Mọi điều cần biết về kỳ thi IELTS tại Việt Nam
I. Cấu trúc bài IELTS writing task 1
Ở phần thi IELTS writing task 1, thí sinh dự thi sẽ được yêu cầu viết một bài phân tích dữ liệu hoặc số liệu của một biểu đồ hoặc một bảng số liệu. Độ dài của bài viết sẽ rơi vào khoảng 150 từ. Nên ghi nhớ là dù thí sinh có viết dài hơn số từ quy định cũng không được tính thêm điểm.
II. Các dạng bài IELTS writing task 1 và phương pháp làm
Pie chart
Đây là dạng biểu đồ hình tròn, thường được sử dụng để thể hiện phần trăm các nhân tố nhỏ so với tổng thể.. Ở những đề bài khó, hội đồng đề thi có thể cho 2, 3 biểu đồ so sánh các đơn vị lớn như: thành phố, đất nước hoặc một đơn vị ở các mức thời gian khác nhau.
Với biểu đồ, bài làm của bạn vẫn tuân theo lối viết thông thường của các dạng biểu đồ: Giới thiệu (introduction) – Nhận xét tổng quan (overview) và phân tích chi tiết (Detail body paragraph)
Những dữ liệu cần được ưu tiên phân tích ở pie chart bao gồm:
- Yếu tố chiếm phần nhỏ nhất/lớn nhất
- Những phần có ở pie chart này nhưng không có ở pie chart kia
- Việc thay đổi lớn của các yếu tố
Sau khi đã nhìn ra và phân tích tổng quan các yếu tố trên, bạn cần phải rút ra được xu hướng thay đổi của các yếu tố đã nêu đồng thời có thể đưa ra dự đoán về nó.
Bar chart
Đây là dạng biểu đồ phổ biến nhất và cũng dễ làm nhất của bài thi IELTS writing task 1. Loại biểu đồ này thường có hai loại: biểu đồ mô tả thời gian và biểu đồ mô tả số liệu không có thời gian.
Dang bài Bar chart rất dễ để viết nhận xét tổng quan cũng như mô tả chi tiết do sự thay đổi cũng như chênh lệch của các yếu tố rất dễ để nhìn ra. Bạn chỉ cần nắm vững cách sử dụng thì, miêu tả các xu hướng. Ngoài ra với biểu đồ có xu hướng dễ đoán, bạn cũng cần đưa ra dự báo về kết quả trong tương lai.
Dạng bài Process (quá trình)
Đây là dạng bài rất hiếm khi ra trong đề bài IELTS tuy nhiên chính vì thế thí sinh thường bỏ bẵng dạng bài này, dẫn đến lúng túng khi đối mặt với nó. Khá vui là hội đồng đề thi đã thu nhỏ kiểu bài process xuống chỉ có 2 dạng: quá trình sản xuất một sản phẩm hoặc quá trình tự nhiên.
Thông thường bài viết mô tả quá trình sẽ sử dụng thì hiện tại đơn. Một đặc điểm lưu ý là thí sinh cần viết từ bước đầu đến bước cuối, không bỏ sót bước nào ở giữa mà vẫn phải đảm bảo số từ không quá nhiều. Thí sinh cần nắm được các cụm từ vựng thường được dùng để mô tả quá trình như:
- first of all
- in the first step
- following that
- the second stage is that
- in the next/ subsequent step
- the last/final process is that..
Dạng bài map (bản đồ)
Dạng bài này còn hiếm gặp hơn cả dạng process và nó cũng cực kỳ khó nhằn.Tuy nhiên trong lịch sử đề thi IELTS đã có 1, 2 lần dạng bài này được ra nên không thể bỏ qua nó.
Thông thường bài map IELTS task 1 sẽ chỉ bao gồm một bản đồ đơn duy nhất, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện hai bản đồ ở các thời điểm khác nhau với cấu trúc phức tạp. Với dạng bài này bạn cần tỉnh táo về cách dùng thì để tránh mô tả vị trí của địa điểm yêu cầu sai lệch.
Ngoài ra, một việc bạn bắt buộc phải làm khi có hai bản đồ đó là so sánh song sóng chúng để thấy sự khác biệt về vị trí, thay đổi và nguyên nhân thay đổi. Có thể nói đây là dạng bài khó nhất trong phần thi IELTS writing task 1.
Xem thêm: Ielts writing – Cách làm ielts writing task 1- Map
Table
Dạng bài table cũng khá phổ biến trong đề thi IELTS writing task 1. Điều thường gây khó khăn cho thí sinh khi gặp dạng bài này không phải ở cách viết mà ở cách chọn thông tin để viết. Giữa muôn vàn số liệu được cung cấp, thí sinh cần phải chọn lựa cẩn thận thông tin mình sẽ đưa vào bài để vừa đảm bảo độ dài cũng như thời gian cho IELTS writing task 2.
Việc đầu tiên trước khi đặt bút viết bài table là cần ghi ra giấy những con số mang nhiều ý nghĩa nhất và các thay đổi to lớn xoay quanh nó. Bạn có thể chấp nhận bỏ bớt những số liệu vừa ghi ra để chắc chắn bài viết không bị nhiều thông tin gây loạn.
Về cách mô tả dữ liệu, bài viết về bảng table có cách viết khá giống với bar chart.
Line graph
Bài Line Graph thực chất chỉ là biến thể của bài table và bar chart thậm chí còn dễ hơn để viết cho thí sinh bởi những xu hướng thay đổi hay yếu tố lớn đều đã được thể hiện rõ trên biểu đồ.
Thí sinh khi làm bài này dĩ nhiên vẫn cần để ý đến mốc thời gian để sử dụng thì cho đúng cũng như chọn lọc số liệu để đảm bảo độ dài 150 từ của bài viết.
Biểu đồ tổng hợp
Độ khó của dạng bài này thậm chí còn ngang ngửa với dạng bài map bởi khối lượng dữ liệu nó mang đến rất lớn và dễ gây rối cho thí sinh ngay từ khâu phân tích. Ngoài ra thí sinh rất dễ bị loạn khi phải diễn đạt sự khác nhau, điểm nổi bật của các dạng biểu đồ khác nhau.
Chìa khóa để không bị rối khi làm loại bảng này là bạn hãy chọn ra 1, 2 điểm nổi bật của mỗi bảng (thường sẽ là điểm cao/thấp nhất), phân tích chúng. Xong xuôi nếu vẫn chưa đủ từ thì mới đi so sánh sự khác biệt giữa các bảng biểu. Nên nhớ mỗi chi tiết so sánh của bạn đều phải tương đồng với nhau.
Một số lỗi thường gặp khi viết bài IELTS writing task 1
Copy y nguyên đề bài để làm mở bài
Đây là lỗi thường gặp với những bạn có vốn từ vựng ít. Việt sử dụng y nguyên đề bài để bắt đầu bài viết sẽ gây ấn tượng xấu với giám khảo cũng như không được họ đánh giá cao. Thông thường giám khảo sẽ chấp nhận những mở bài được paraphrase từ đề bài cho trước
Quên viết phần overview
Đây là một phần bắt buộc phải có trong một bài mô tả số liệu để giám khảo có thể đánh giá khả năng đọc số liệu và nhận định tổng quát của thí sinh. Vì thế bạn hãy luôn dành ra 2, 3 câu để viết đoạn tóm tắt biểu đồ nhé.
Viết quá dài
Đây là vấn đề thường gặp với những bạn “tham lam”. Hãy nhớ rằng yêu cầu của bài viết chỉ xoay quanh 150 từ và việc viết dài hơn không đem lại bất cứ điểm cộng hay lợi lộc gì ngoại trừ việc tiêu tốn thêm thời gian của phần IELTS writing task 2. Ngoài ra viết IELTS writing task 1 quá dài có thể dẫn đến rủi ro sử dụng sai ngữ pháp, gây mất điểm đáng tiếc.
Không chia đoạn văn rõ ràng
Lỗi này thường gặp với các dạng biểu đồ phức tạp hoặc đề bài đa biểu đồ. Thí sinh không biết phải bắt đầu từ đâu nên nắm được ý nào viết ý đó, dẫn đến cấu trúc thứ tự đoạn văn lủng củng, rất khó hình dung ý đồ của người viết. Giải pháp cho vấn đề này là hãy dành ra 2 – 3 phút để lên một dàn bài với những ý chính sẽ viết. Bằng cách này đoạn văn sẽ mạch lạc và logic hơn rất nhiều.
Lời kết
Vừa rồi Patado đã chia sẻ cách đối phó với tất cả các dạng bài có thể gặp trong phần thi IELTS writing task 1. Hi vọng sau bài viết bạn đã có phương pháp để chiến đấu với phần thi này tốt hơn. Mọi nhu cầu về việc học IELTS hay ngoại ngữ, các bạn có thể liên hệ tới hotline của patado: 024.6285.5588 để được tư vấn tận tình nhất.