Lộ trình học Tiếng Anh cho người mất gốc cực hiệu quả
Học Tiếng Anh giao tiếp đã và đang trở thành nhu cầu của không ít người. Lý do là bởi sự phát triển của xã hội thúc ép con người phải luôn đi lên và cố gắng du nhập những nền văn hóa mới. Trong đó, Tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ chính trên toàn thế giới nên nhiều người theo đuổi môn học này không phải là điều lạ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh từ sớm, có những người bỏ qua quá lâu và mãi đến sau này, khi đã mất gốc Tiếng Anh hoàn toàn thì mới nhận ra và vội vàng tìm phương pháp để học trở lại. Hoặc cũng có người không có điều kiện học Tiếng Anh và sau này mới phát sinh nhu cầu cũng không biết nên bắt đầu từ đâu. Thấu hiểu nỗi khổ đó của nhiều người, bài viết này của Patado sẽ hướng dẫn chi tiết lộ trình học Tiếng Anh cho người mất gốc cực đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cực ấn tượng. Lộ trình bao gồm những gì, cùng tìm hiểu nay dưới đây bạn nhé!
Phương pháp quản lý thời gian học Tiếng Anh cực kỳ hiệu quả
Tất tần tật những lưu ý cho bạn học tiếng Anh chuyên ngành kinh tế
Tiếng Anh có bao nhiêu cấp độ?
Nhìn chung, Tiếng Anh được chia làm 3 cấp độ chính là Beginner (Cơ bản), Intermediate (Trung cấp) và Advanced (Nâng cao). Tuy nhiên ở mỗi cấp độ sẽ được chia thành nhiều cấp độ nhỏ hơn, cụ thể như sau:
1. Cấp độ Beginner (Cơ bản) sẽ được chia làm 2 cấp độ nhỏ hơn là Beginner và High Beginner.
– Beginner: là mức độ thấp nhất và cơ bản nhất. Ở cấp độ này chỉ có thể nói và hiểu ở một mức độ giới hạn, gần như không thể giao tiếp ngoài những tình huống cực kỳ cơ bản và quen thuộc hàng ngày. Vốn từ vựng ở cấp độ này cũng rất hạn chế, chỉ có thể nói một số từ ngắn và khó có thể trình đạt đầy đủ ý nói của bản thân.
– High Beginner: là cấp độ cao hơn mức Beginner một chút, có thể nghe hiểu một số đoạn hội thoại thường ngày nếu người nói nói chậm và rõ ràng. Tuy nhiên vẫn khó để có thể ní được một câu trình bày ý hoàn chỉnh.
2. Cấp độ Intermediate (Trung cấp) sẽ được chia thành Low Intermediate, Intermediate và High Intermediate.
– Low Intermediate: có thể giao tiếp cá tình huống hằng ngày và đơn giản, quen thuộc. Vốn từ vựng ở mức độ này tuy khá hơn so với mức Beginner nhưng nhìn chung vẫn khá hạn chế và chưa thực sự thành thạo.
– Intermediate: có thể giao tiếp khá tốt trong các tình huống quen thuộc nhưng có thể vẫn sẽ gặp tình trạng bối rối nếu phải giao tiếp trong những tình huống lạ và mang tính chuyên ngành cao.
– High Intermediate: có thể giao tiếp thành thạo với người bản xứ trong những tình huống xảy ra hằng ngày, thỉnh thoảng vẫn sẽ gặp phải các lỗi từ vựng và ngữ pháp trong nhưng tình huống lạ hoặc mang tính chuyên ngành, học thuật.
3. Cấp độ Advanced (Nâng cao) được chia thành Low Advanced và Advanced
– Low Intermediate: có thể giao tiếp với người bản xứ trong phần đa các tình huống xảy ra. Ngữ pháp và vốn từ vựng cũng được tăng lên rất nhiều so với các mức độ trước đó.
– Advance: có thể thoải mái giao tiếp với người bản xứ trong bất kỳ tình huống và chủ đề nào.
Lộ trình học Tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc
Bước 1: Xác định mục tiêu và lên kế hoạch một cách hợp lý
Mục đích của việc xác định mục tiêu là để giúp bạn tạo động lực và chuẩn bị tâm thế thật sẵn sàng. Vì vốn dĩ chinh phục Tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc không phải là một con đường dễ dàng và nhanh chóng, nếu không có cho mình một mục tiêu cụ thể thì sẽ khiến bản thân cảm thấy mông lung và dễ bị nản chí.
Hơn nữa, việc đặt ra một kế hoạch khoa học cũng giúp bạn tiết kiệm được thời gian cho bản thân, thay vì học một cách không có hệ thống và không có mục tiêu rõ ràng.
Hiệu quả học tập cũng sẽ được đo lường chính xác hơn khi có một mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra mình hoàn thành bao nhiêu phần trăm mục tiêu đã đặt ra và bước tiếp theo là gì để hoàn thành 100% mục tiêu đó. Hoặc thậm chí bạn có thể thay đổi mục tiêu nếu cảm thấy bản thân không thực sự phù hợp.
Bước 2: Học phát âm – Pronunciation
Sau khi đã xác định được mục tiêu và lập ra được kế hoạch cụ thể cho bản thân, việc tiếp theo đó chính là bắt tay ngay vào việc học. Tuyệt đối đừng chỉ lập kế hoạch và để đấy không thực hiện, bởi đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ đồng thời tạo thói quen thụ động cho chính bản thân bạn. Hay tự nhắc nhở rằng mình là người duy nhất nắm quyền chủ động cho việc học của mình, sẽ không có ai có thể học thay cho bạn được cả.
Phát âm được xem là nền móng, là viên gạch đầu tiên, bởi vậy bạn phải thật chăm chút và dành nhiều thời gian cho nó. Đặc biệt hơn nữa, nếu phát âm sai ngay từ đầu thì sau này sẽ rất khó sửa nên hãy thật lưu tâm bạn nhé!
Vậy phát âm chuẩn bằng cách nào?
Bước đầu tiên là nắm vững 44 âm trong hệ thống phiên âm quốc tế IPA. Nắm được khẩu hình miệng như thế nào và cách đặt vị trí lưỡi ra sao,… Vì đặc thù của âm tiết Tiếng Anh có sự khác biệt so với âm Tiếng Việt nên có thể bạn sẽ gặp khó khăn ở giai đoạn đầu nhưng chớ nản bạn nhé, hãy thật kiên trì và chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả đáng kinh ngạc.
Bước thứ hai là sử dụng thông thạo bảng phiên âm quốc tế và mở rộng phương pháp học bằng cách nghe và bắt chước thật nhiều. Việc nghe và luyện tập lặp đi lặp lại sẽ khiến não bộ hình thành một thói quen cải thiện khả năng phản xạ lên đáng kể.
Bước thứ ba là thực hành phát âm với những mức độ khó hơn, chẳng hạn như chuyển từ luyện từng từ sang luyện từng câu. Mới bắt đầu thì bạn nên thực hành thật chậm rãi và đừng nôn nóng. Quan trọng nhất không phải tốc độ mà là sự chính xác. Bời dù bạn có nói lưu loát đến đâu nhưng phát âm sai thì người nghe cũng chẳng thể hiểu bạn đang cố gắng truyền đạt điều gì.
Bảng phiên âm IPA: 44 phiên âm quốc tế, cách đọc, ghi nhớ hiệu quả
Bước 3: Nâng cao vốn từ vựng và nắm được các cấu trúc cơ bản
Với lộ trình học Tiếng Anh cho người mất gốc, vốn từ vựng đóng một vai trò quan trọng không kém so với phát âm. Lý do là vì bản chất Tiếng Anh giao tiếp không quá tập trung vào phần ngữ pháp, bạn chỉ cần nắm được một số cấu trúc ngữ pháp cơ bản là đã đủ dùng cho nhu cầu giao tiếp rồi.
Vậy câu hỏi đặt ra là vậy chẳng phải Tiếng Anh giao tiếp quá dễ sao? Tôi chỉ cần học mỗi từ vựng là có thể giao tiếp thành thạo rồi.
Đây là một suy nghĩ sai lầm mà bất cứ ai học Tiếng Anh giao tiếp, đặc biệt là những ai đã bị mất gốc nên đặc biệt chú ý và tránh phải. Tuy từ vựng quan trọng, nhưng ngữ pháp cũng không hề kém cạnh. Từ vựng và ngữ pháp chỉ khi được kết hợp với nhau mới có thể tạo nên một câu giao tiếp hoàn chỉnh và đúng nghĩa, tuyệt đối không thể bỏ qua phần học ngữ pháp bạn nhé!
Bỏ qua phần ngữ pháp, chúng ta nên học từ vựng như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?
Một sai lầm mà nhiều người học từ vựng Tiếng Anh thường gặp phải đó chính là cố gắng học càng nhiều càng tốt, thậm chí là nhồi nhét từ vựng vào trong đầu. Nếu bạn học được nhiều và có thể áp dụng toàn bộ những từ đấy thì là điều quá tốt, tuy nhiên không phải ai cũng làm được như vậy. Nhiều người cố gắng học thật nhiều, nhưng kiến thức đọng lại được trong đầu thực sư không được bao nhiêu, đấy mới là phương pháp học không hiệu quả.
– Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng
Đừng quá tập trung vào số lượng mà quên mất thứ thực sự nên chú tâm chính là chất lượng kiến thức. Thử hỏi nếu bạn bỏ thời gian và công sức ra để học thật nhiều, nhưng lại chẳng thể nhớ nổi để áp dụng vào trong cuộc sống thì bạn có cảm thấy vô ích không?
Lời khuyên là nên có một phương pháp học từ vựng thông minh, ý thức được rằng mình học để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của bản thân chứ không phải học đua, học càng nhiều càng tốt.
Để làm được như thế, bạn có thể giới hạn lượng từ vựng cần học, và nhìn nó thật nhiều lần trong ngày. Việc nhìn đi nhìn lại như thế sẽ giúp não bộ được tiếp xúc với từ đó nhiều lần, hình thành nên sự quen thuộc và giúp nhớ lâu hơn. Ở giai đoạn đầu, bạn có thể giới hạn số lượng từ ít thôi để làm quen, chẳng hạn như 5 từ hay 10 từ và tăng dần lên 15, 20 từ ở những giai đoạn sau khi bạn đã tự tin rằng mình nhớ được nhiều hơn. Như vậy vừa giúp đặt ra thử thách cho bản thân, vừa giúp não bộ hình thành thói quen nhìn nhiều và học nhiều.
– Vận dụng từ vựng đã học và cuộc sống
Sau khi đã nạp được một số lượng từ vựng nhất định, đây là thời điểm để bạn vận dụng nó vào trong cuộc sống hằng ngày. Đó có thể là một cuộc đối thoại đơn giản với bạn bè, hoặc thậm chí là tự nói chuyện với chính mình trong gương. Việc học đi đôi với hành luôn luôn đem lại rất nhiều lợi ích, bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc với sự thay đổi của bản thân nếu thật sự kiên trì đấy.
– Lựa chọn từ vựng đúng trình độ và nhu cầu
Và tất nhiên, bạn nên chọn lọc những từ vựng đơn giản, những chủ đề xoay quanh cuộc sống và phù hợp với trình độ hiện tại Thứ nhất là để phục vụ cho mục đích giao tiếp, thứ hai là không khiến bản thân cảm thấy quá sức và mệt mỏi.
Bước 4: Luyện tập nghe và nói Tiếng Anh
Đây là giai đoạn cuối cùng trong lộ trình học Tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc. Cũng là giai đoạn quyết định sự thành công của toàn bộ quá trình.
Lời khuyên duy nhất là đừng nản chí, đừng sợ sai mà hãy thử thật nhiều, luyện tập thật nhiều. Từ những lỗi sai mà bạn có thể gặp phải thì mới rút ra được bài học và cải thiện ở những lần sau.
Lời kết
Con đường chinh phục Tiếng Anh giao tiếp không hề dễ dàng, nhất là đối với người mất gốc thì lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu bạn kiên trì thì ắt sẽ hái được quả ngọt, Patado chúc bạn sớm hoàn thành mục tiêu của mình.